CAMUS (ALBERT)
(1913-1960)
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Sinh tại
Mondovi (Algérie) trong một gia đình thợ thuyền. Cha vốn là người Pháp mất
trong Đại chiến I, mẹ là người Tây ban nha. Theo chương trình Đại học tại Alger
trong hoàn cảnh rất chật vật, vì vậy phải làm đủ nghề. Đỗ cử nhân Triết học, đỗ
Cao học nhưng không thi Thạc sĩ được vì bệnh. Rất thích nghệ thuật sân khấu và
thích hơn hết, vì vậy tiên sinh đã đứng ra lập một đoàn ca kịch lấy tên là
L'Équipe trong đó tiên sinh vừa là tác giả các vở tuồng, vừa là kịch sĩ.
Sau đó,
tiên sinh, đi du lịch tại Tây ban nha, Ý, Tiệp khắc,… bắt đầu bằng những văn phẩm
ngắn như Mặt trái và Mặt phải (L'Envers et L'Endroit, 1937).
Năm
1942, tiên sinh bắt đầu nổi tiếng với tác phẩm Người xa lạ (L'Etranger).
Trong thời
gian Pháp bị chiếm, tiên sinh ở trong hàng ngũ kháng chiến, hoạt động nhiều bằng
văn hóa chống Đức như Thơ gửi người bạn Đức (Lettres à un ami Allemand), Sự ngộ
nhận (Le Malentendu, 1944), chủ bút tờ báo Chiến đấu (Le Combat) mãi đến năm 1945. Sau đó tiên sinh qua Hoa kỳ
một thời gian.
Năm
1947, tiên sinh cho xuất bản cuốn Bệnh dịch hạch (La Peste) rất được hoan nghênh. Thanh bình đã trở lại,
tiên sinh lại sáng tác đều đều: Tình trạng giới nghiêm (État de siège, 1948), Những kẻ
công bình chính trực (Les
Justes,1949), Trạm dừng chân Oran (La halte d'Oran, 1950), Người nổi
loạn (L'Homme révolté, 1952),
Sa ngã (La
chute, 1956).
Năm
1957, tiên sinh được giải thưởng văn chương Nobel.
Ngày
411960, trong một tai nạn xe hơi, tiên sinh tạ thế mới có 45 tuổi.
TÓM TẮT CÁC TÁC PHẨM CẦN
BIẾT
Người Xa Lạ là câu chuyện của một chàng tên là Meursault không tìm ra
một cái gì xứng đáng để sống. Vì vậy chàng sống không ham muốn, không hào hứng,
chỉ nghe theo sự đòi hỏi của thể xác. Vì đời sống đã là vô nghĩa thì chẳng có
cái gì còn giá trị. Kẻ đạo đức cũng như kẻ lưu manh, người hiền lành cũng như kẻ
dữ, nói tóm ai cũng như ai, không ai hơn ai, không ai đáng khen mà cũng không
ai đáng chê.
Bệnh Dịch Hạch tả thành phố Oran bị dịch chuột. Các bác sĩ, trước sự bành
trướng mau lẹ của bệnh, đành bó tay.
Nhà cầm
quyền tại Oran đành phải hy sinh thành phố, nghĩa là cắt đứt mọi liên lạc của
thành phố đối với bên ngoài.
Trong cảnh tuyệt vọng ấy,
đời sống vẫn tiếp tục, nhưng một cách liều lĩnh:
-
Kẻ sợ bệnh
dịch, sống trong hãi hùng.
-
Kẻ khác, vì
tuyệt vọng, tìm những thú vui để quên nỗi lo âu.
-
Những kẻ
khác, thản nhiên lợi dụng cảnh khốn đốn chung, để làm giàu.
-
Một số ít
người can đảm hơn, không tuyệt vọng, với những phương tiện ít ỏi, tìm cách chống lại sự hoành hành của bệnh.
Bệnh dần
dần bị đẩy lùi, trong khi đó, dân chúng reo mừng.
Bệnh Dịch
đây là bệnh Dịch trong tâm hồn của loài người: dịch Láo, dịch Kiêu ngạo, dịch
Ghen ghét,… mà trong chúng ta không ai là không có và chúng chỉ trông cho có cơ
hội để xuất hiện.
Tác phẩm
được xem như là hay nhất của tiên sinh và đã liệt tiên sinh vào bậc Thầy cho những
thế hệ sau này.
Ngộ nhận là một bi kịch. Hai mẹ con cô Martha, chủ một lữ quán ở
một miền quê xa vắng. Một hôm, có một hành khách sang trọng ghé lại đó. Hai mẹ
con cho ông này uống một chất thuốc ngủ, lấy hết của cải rồi vứt ông xuống
sông. Sau đó một thời gian ngắn Jan, con bà chủ quán về gõ cửa. Vì mẹ con xa
cách đã lâu, trên 20 năm nên mẹ không nhận lại được mặt con. Và cũng vì một lý
do riêng, Jan chưa tiện nói tên tuổi thiệt của mình cho mẹ nghe. Thế rồi Jan
cũng bị một liều thuốc ngủ, rồi xác cũng rớt xuống sông trôi ra biển như bao
nhiêu người trước y.
Ngộ nhận,
hiểu lầm đây là: Chỗ mà những người đi đường, sau những hành trình mệt mỏi, đói
lả, tưởng đến đó mà nghỉ cho khỏe, ăn uống cho lại sức thì lại là cái chỗ chết.
Mẹ giết
con mà tưởng là giết khách hàng.
Cái lữ
quán sát nhơn kia là cái thế giới vô nghĩa hiện chúng ta đang sống. Chúng ta
cũng chỉ là những hành khách xa lạ ghé lại đây rồi chết.
VÀI DÒNG KẾT LUẬN
Chính
Camus nhìn nhận rằng tiên sinh chịu ảnh hưởng của André Gide, của các tiểu thuyết
Nga, nhất là Tolstoi và Dostroievsky, của Nelville (tác giả Moby Dick), của
Kafka (nhà văn Tiệp khắc), của Jean Grenier (thầy cũ). Tất cả những ảnh hưởng
này đã un đúc cho tiên sinh một triết học gọi là Triết học
của Vô nghĩa (Philosophie de
l'Absurde). Tiên sinh tìm cách chứng minh sự vô nghĩa của con người vì loài người
lệ thuộc vào sự chết nên phải chiến đấu với vũ trụ mà vũ trụ thì không chết,
không tiêu diệt.
Trích
tác phẩm DANH NHÂN THẾ GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết