BẠCH CƯ DỊ
(772-846)
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Tự là Lạc
Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, sinh năm 772 tại Thiểm tây trong một gia đình
trung lưu nhưng tiên sinh được yên ổn học tập. Lên đến 5 tuổi đã bắt đầu thích
thơ rồi và từ đó về sau, thơ là món ăn tinh thần “bất ly thân” của tiên sinh.
27 tuổi,
đỗ Tiến sĩ và ra làm quan với chức Hàn lâm viện học sĩ. Vì tính trực hay can
gián nhà ua, phê bình kẻ khác nên tiên sinh cũng bị lắm kẻ không ưa, dèm pha với
nhà vua nên hoạn lộ của tiên sinh cũng không được hanh thông, lúc thăng, lúc trầm
và về già thì lãnh chức Hình bộ Thượng thư.
Tiên
sinh theo cả 3 đạo: Khổng, Phật, Lão. Lúc hưu trí, tiên sinh cùng với vài vị mặc
áo trắng chống gậy trúc, ngao du ở Hương sơn nên tiên sinh mới có biệt hiệu nói
trên. Tiên sinh có cất một nhà đọc sách ở Lạc dương, có hoa, có trúc, có hồ, có
hòn non bộ, nuôi thêm một thị nữ trẻ đẹp, múa giỏi, ca hay. Vừa hưởng thú thanh
nhàn, vừa làm thơ, tiên sinh để lại 71 quyển thơ.
Xuyên
qua thơ của tiên sinh, chúng ta thấy những đặc điểm chính sau đây:
-
Phụng sự nhân loại:
Làm thơ
là vị nhân sinh, chứ không vị hẳn nghệ thuật. Thơ phải hợp với Thời, hợp với Việc
làm, phải nói lên nỗi đau khổ của Dân, phải giúp nhà vua nghe, thấy rõ hơn,
giúp cho trí óc của nhà vua sáng suốt hơn.
-
Dễ hiểu:
Tiên
sinh dùng những lời văn bình dị hơn, lượm lại những ca dao, dùng rất nhiều bạch
thoại để dân chúng hiểu thơ mình được dễ dàng hơn, để diễn tả sát với sự thực
cái hoàn cảnh đen tối của Dân, để nhà cầm quyền lúc bấy giờ mới lưu ý mau lẹ
hơn.
Nhờ vậy
thơ của tiên sinh hầu hết dân Tàu đếu thuộc nhiều ít.
SƠ LƯỢC NHỮNG VĂN PHẨM CẦN
BIẾT:
Thơ của
tiên sinh có thể chia làm 3 loại chính:
LOẠI THUỘC VỀ THI SỬ: gồm những bài có tính chất xã hội, phản ánh thời cuộc loạn
ly lúc bấy giờ:
NGHE NGƯỜI KHÓC
(Văn khóc giả) tả canh tang thương của nhiều gia đình cha chết, mẹ chết, con chết,…
KHÚC NGÂM TRÊN ĐẤT TẦN (Tần trung ngâm) trong đó tác giả:
-
Tả cảnh cơ
hàn của dân như câu:
“Thi tuế Giang Nam hạn
Cồ
châu nhân thực nhân”
(Năm nay hạn hán Giang Nam
Cồ Châu, người mổ người làm thức ăn).
-
Tả kho thuế của nhà vua đầy cả của lấy trong dân
gian rồi chất cao lên núi, cao lên đến “mây”.
-
Oán nhà vua đem bỏ vào kho biết bao nhiêu là đồ cần
dùng của Dân.
-
Chỉ trích nhà vua, bọn quan quyền thì thừa thải
quá mà Dân chúng thì thiếu thốn quá như những câu:
“Trù hữu xú bại nhục
Khổ
hữu quán hữu tiền”
(Bếp có thịt thối, tiền mục trong kho tối).
“Khởi vô cùng tiện giả
Nhân
bất cứu cơ hàn”
(Thiếu
gì kẻ cùng khổ
Nỡ nào chẳng cứu họ).
ÔNG LÃO GÃY TAY Ở TÂN PHONG (Tân
Phong chiếc bích Ông) nói lên tâm sự chung của dân gian là ai cũng chán cảnh đi
lính, đi lính cho ai, chết cho ai, và chết để làm gì ? Bài thơ kể câu chuyện của
một người có trát gọi đi lính bèn tìm cách làm gãy cánh tay để trốn tránh công
việc trên.
TRƯỜNG HẬN CA, gần như là một bi kịch tả lại
sự Đường Minh Hoàng say mê Dương Qúy Phi, sự An Lộc Sơn khởi loạn, sự nổi loạn
của quân lính giết Dương Qúy Phi, sự nhớ nhung, thương tiếc không nguôi của nhà
vua với câu kết:
“Thiên trường địa cửu hữu thời tận
Thử
tận miên miên vô tuyệt kỳ”
(Trời đất
lâu dài có lúc hết
Bao giờ dứt được sợi tơ tình)
Tác phẩm này được truyền tụng rất nhiều.
Với những bài thơ tương tự như trên đây,
Bạch đã được sách vở xưa nay gọi Bạch là nhà Thi sử.
LOẠI TẢ CẢNH đẹp,
tươi, duyên dáng, sáng sủa như bài:
CỎ (Thảo) TRÊN AO (Trì
thượng) tả một người đẹp nhẹ lướt trên mặt hồ đầy cả hoa sen trắng với một chiếc
thuyền đẹp… ĐÊM NHÀN
(Nhàn tịch)…
Những bài thơ này tuy người đương thời rất thích, nhưng chính
tác giả lại không thích vì như trên, chúng ta thấy lập trường của tiên sinh là
nghệ thuật vị nhân sinh. Những bài thơ vừa kể trên thì hay thật nhưng theo ý
tác giả chúng nó đều vô nghĩa hoặc không nói lên được cái gì.
LOẠI THUỘC VỀ TÂM SỰ,
trong đó tác giả thổ lộ những ước ao khao khát, nỗi vui buồn của mình:
TRÊN LẦU TRÔNG RA SÔNG (Vọng giang thượng
tác) với 2 câu kết:
“Tòng
thử nhất trần y
Qui sơn vị vi lão”
(Từ đây rủ áo trần ai
Non xanh tìm thú vui chơi chửa già).
TỲ BÀ HÀNH, trong đó tác giả so sánh
mình với một ca nữ gặp ở bến Tầm dương.
Tác giả bị giáng chức, bị đổi đi xa kinh đô chẳng khác gì cô ca
nữ này, trước kia cũng đẹp, nổi tiếng, nay già phải gửi thân vào một chú lái
buôn.
Tác giả thấy cảnh của của mình và của cô ca nữ cũng không khác gì
nhau mấy nên làm bài thơ này để tặng nàng, để nàng hát theo tiếng đàn Tỳ bà.
Bài thơ này cũng như Trường hận ca được truyền tụng rất nhiều và
có ảnh hưởng nhiều trên văn chương Việt nam ta.
Trích tác phẩm DANH NHÂN THẾ
GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết
Bài liên quan