AMPÈRE (ANDRÉ
MARIE)
(1775
- 1836)
TIỂU
SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Sinh gần Lyon,
mất tại Marseille. Con một thương gia trung lưu. Lúc nhỏ, Ampère tự học nhiều
hơn là đi đến trường. Đến 16 tuổi, tiên sinh đã thông thạo các tác giả La tinh,
Hy lạp và một số ít sách ngoại quốc, còn về Toán học, theo nhiều tài liệu giáo
khoa toán để lại, thì tiên sinh có một vốn liếng nhiều bằng cái kiến thức của một
người để suốt đời mà học toán. Tuy là chuyên về toán, nhưng lúc thiếu thời tiên
sinh cũng có viết một số ít thơ kịch, một bản hùng ca về Christophe Colomb.
Trí nhớ của Ampère thì xưa nay ít ai bì kịp:
lúc trẻ đọc bộ bách hóa, tiên sinh đã hiểu hết và nhớ đến nỗi lúc trở về già,
có những đoạn tiên sinh đọc thuộc lòng lại không thiếu một chữ.
Năm 1793, ông thân của tiên sinh bị Cách
mạng Pháp xử tử tại đoạn đầu đài, tiên sinh bị tình nghi là chống cách mạng, mới
có 18 tuổi. Tiên sinh đau đớn và chua xót đến nỗi gần mất trí.
Tịnh dưỡng một thời gian khá lâu, tiên
sinh mới tiếp tục nghiên cứu lại được. Năm 1799, cưới cô Julie Caron. Gia đình
túng thiếu, tiên sinh phải đi dạy tư thêm.
Năm 1801, dạy Vật lý ở một trường lớn ở
Bourg. Giới khoa học bắt đầu lưu ý đến tiên sinh. Năm 1804, được mời dạy tại Đại
học Bách khoa. Uy tín tiên sinh càng ngày càng tăng và năm 1814 tiên sinh được
mời vào Hàn Lâm Viện khoa học. Các Hội Khoa học khác tại Châu Âu lúc bấy giờ mời
tiên sinh làm hội viên. Thật ra tiên sinh cũng không ham gì chức tước ấy vì
tính tiên sinh rất giản dị. Giờ phút mà tiên sinh sung sướng hơn hết là ở trong
phòng thí nghiệm đặt ở đường Fossés Saint Victor. Chính ở tại đây tiên sinh đã
tìm ra Điện từ học (Electromagnétisme), một trong những khám phá quan hệ và lớn
lao của khoa học hiện đại.
Năm 1823, tiên sinh viết một luận án về
Điện động học (Electro-dynamique).
Hợp tác với bác học Arago, tiên sinh sáng
chế ra Nam châm điện, khám
phá ra những hiện tượng của Nam
châm, nguồn gốc của biết bao nhiêu là phát minh sau này: điện Nam châm, điện
tín, máy phát điện (dynamo)....
Ngoài khoa học, tiên sinh còn nghiên cứu
triết học. Vì vậy tiên sinh hay đãng trí, lắm lúc làm trò cười cho bạn và cả
cho học trò tiên sinh, nhưng tất cả đều vô cùng mến phục. Hiền lành, vui vẻ, rất
khiêm nhường, vụng về trong xã giao, tiên sinh ngoài việc được tôn sùng là nhà
khoa học, còn được tôn sùng là một nhà hiền triết với tất cả các định nghĩa của
nó.
Năm 1836, tiên sinh đi Marseille, bị đau
phổi và tạ thế luôn ở đây.
Con tiên sinh, Jean Jacques Ampère, là một
sử gia danh tiếng và là hội viên của Viện Hàn Lâm Pháp.
Trích tác phẩm DANH NHÂN THẾ GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết
Bài liên quan: Con người chỉ vĩ đại khi cầu nguyện