Tuy
Đavít cũng mắc nhiều khuyết điểm, và phạm nhiều tội lỗi, nhưng sở dĩ Đavít được gọi là thánh vương, là vì Ngài đã biết thống
hối thành thực.
Nhân
câu chuyện Quan Philatô giết mấy người Galilê đang khi họ dâng của lễ, máu họ
hòa với máu vật tế sinh: Chúa nhắc tới mỗi người cần phải thống hối tội lỗi
mình. Chúa còn nhắc lại biến cố tháp Siloe đổ xuống đè chết 18 người. Chúa bảo
chúng ta: khi thấy tai vạ biến cố rủi ro cho ai thì đừng vội nghĩ người đó bị
phạt vì tội lỗi, mà phải vội nghĩ ngay đến tội của mình để thống hối xin Chúa
thứ tha. Kết thúc bài Tin Mừng, Chúa còn nói một dụ ngôn: Người làm vườn xin
ông chủ đừng vội chặt cây vả khô chồi đang choán đất một cách vô ích, mà xin
ông chủ chờ thêm một năm nữa để người làm vườn chăm sóc, bón phân, may ra nó có
đưa lại hoa trái không!
Thống
hối quả là vấn đề cần thiết và quan trọng cho cuộc đời ta.
Các
vị tiên tri trong Cựu Ước luôn nhắc tới việc thống hối, thánh Gioan Tiền Hô giảng
việc thống hối để dân chúng chuẩn bị đón Chúa Cứu Thế. Suốt cuộc đời công khai
của Chúa, Chúa luôn nhắc tới việc thống hối (dụ ngôn người thu thuế và người biệt
phái lên đền thờ cầu nguyện).
Thống
hối là gì?
Qua
nghi thức thống hối trong mỗi đầu thánh lễ, ta thấy thống hối chính là hạ mình
xuống, nhận mình có lỗi, xin Chúa thứ tha vá quyết tâm sửa đổi lại lỗi lầm…
Thánh
Kinh Cựu Ước cho biết dân Chúa có vua đầu tiên là Saulê, rồi tới vua Đavít, vua
Salomôn. Salômôn băng hà: nước bị chia đôi: Giuđa và Israel . Giuđa có 20 đời vua kể từ
Roboam (khoảng 930 trước công nguyên) đến vua Sedecias (khoảng 587 trước công
nguyên). Còn Israel
có 19 đời vua kể từ Jeroboam (khoảng 930 trước công nguyên) đến vua Osceé (khoảng
722 trước công nguyên). Như thế Thánh Kinh Cựu Ước ghi nhận tất cả hơn 40 đời
vua. Trong 40 vua này chỉ có Đavít được hậu thế ca ngợi là một vị thánh: “Vua
thánh Đavít”.
Tuy
Đavít cũng mắc nhiều khuyết điểm, và phạm nhiều tội lỗi, nhưng sở dĩ Đavít được gọi là thánh vương, là vì Ngài đã biết thống
hối thành thực.
Khi
đã lên ngôi, và khi Đavít đã bỏ Hebron dời kinh đô về Giêrusalem, con vua là
hoàng tử Absolom lừa dối vua, lợi dụng chính đất Hebron để nổi loạn, dẫn quân
tiến đánh vua cha. Đavít sẵn sàng bỏ Giêrusalem cùng đoàn tùy tùng trốn qua suối
Cedron, đi tới núi Cây Dầu, và sang qua sông Giođanô. Đang lúc chạy trốn, (tới
Bahurim) Semei ra ném đá, nhục mạ Đavít, nhưng Đavít không cho quân tùy tùng hạ
sát Semei. Vua nói: “Này con ta (Absolom) đứa xuất ra tự lòng dạ ta, mà còn
đang tìm hại mạng ta! Huống hồ Semei là một người họ Benjamin! Hãy để cho nó
nguyền rủa vì Chúa đã bảo nó làm thế. Có lẽ Chúa sẽ đoán nhìn nỗi khốn khó của
ta và Chúa sẽ trả lại phúc lành cho ta, thay vì lời nguyền rủa của nó.”
(2Sm 16,11). Khi Absolom đã chết, vua từ bên kia sông Giođanô về Giêrusalem, tới
Galgata, Semei ra đón vua xin lỗi, vua sẵn sàng tha thứ.
Vua
Đavít đã nhiều lần yếu hèn sa ngã (như giết tướng Uria một cách bất công, tư
tình với vợ của Uria…) nhưng sau những lần yếu hèn đó, nhà vua nhận ra lỗi lầm
của mình. tuy quyền chức cao sang, mà ngài vẫn công khai thống hối trước mặt
Chúa và dân chúng: “Tôi đã phạm tội rất nặng nơi điều tôi vừa làm, nhưng bây
giờ lạy Chúa xin bỏ qua tội của tôi với Người, vì tôi đã cư xử quá điên rồ”.
(2Sm 24,10). Thánh Kinh lại chép “Đavít ăn chay nhiệm nhặt: ban đêm khi ngủ
thì nhà vua nằm trên đất; các kỳ mục thuộc hoàng gia nài nẵng nhà vua lên giường,
nhưng nhà vua không chịu; và nhà vua cũng không chịu ăn uống gì” (2Sm
12,16-17).
Ngoài
việc thú nhận tội lỗi của mình, sự thống hối thành thực, Đavít còn được nổi tiếng
về đức tính nhẫn nhục, chịu đựng và rộng lượng tha thứ.
Trước
khi lên ngôi cũng như khi đã ngồi yên trên ngai vàng, Đavít gặp biết bao nhiêu
rủi ro, nhưng lúc nào ngài cũng có những tư tưởng lạc quan, và giải thích những
biến cố rủi ro theo khía cạnh thánh ý Chúa.
Vừa
giết xong Goliath, được dân chúng ca tụng là bậc anh hùng của dân tộc thì lại bị
Saulê ghen ghét. Đang lúc Đavít gảy đàn giải khuây cho Saulê thì Đavít đã bị
Saulê phóng lưỡi đòng vào người, và nhờ tài lánh khéo, lưỡi đòng không trúng
người Đavít mà cắm vào tường. Nhưng Đavít không oán hận saulê mà chỉ bỏ trốn
cho Saulê nguôi giận. Trong lúc trốn lánh, hai lần gặp Saulê đuổi bắt: Đavít có
thể giết Saulê nhưng vẫn tha cho Saulê.
Lần
thứ nhất tại Engaddi, Đavít ẩn trong hang, Saulê vô tình vào hang, và Đavít đã
lừa cắt vạt áo Saulê. Saulê cũng không hay biết gì, mãi tới lúc Saulê đã rời
hang, Đavít mới gọi Saulê chứng minh cho Saulê biết ông không muốn hại Saulê.
Lần
thứ hai tại đồi Hachile, Saulê trong cuộc truy lùng bắt Đavít đã ngủ mệt tới nỗi
Đavít lẻn tới lấy thanh gươm và vò nước để ở sát đầu Saulê mà Saulê không hay.
Lúc đó người hộ vệ Đavít có nói với Đavít: “Hôm nay Thiên Chúa đã trao kẻ
thù Đức Vua trong tay Đức Vua; xin Đức Vua để tôi đóng đanh Saulê xuống đất.”
Đavít trả lời: “Chỉ có Chúa có quyền sửa trị Saulê…”
Tất
cả những rủi ro trong đời vua, vua thường nghĩ tới bàn tay Chúa và không hề thốt
ra một lời kêu trách. Trái lại, vua chỉ nghĩ đến tội lỗi của mình để xin Chúa
thứ tha.
Thống
hối thành thực là nhận ra lỗi lầm, hạ mình xuống, xin Chúa thứ tha, quyết tâm sửa
lại và nhất là sẵn sàng chịu đựng rủi ro, nghĩ rằng mõi điều Chúa để xảy ra
ngoài ý muốn của ta là để ta có dịp chịu đựng và đền tội.
Lm.
Giuse Đỗ Đình Tiệm