THỨ TƯ – TUẦN 27
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Giôna
nổi giận khi một cây ông trồng bị chết đột ngột, Thiên Chúa phán bảo
ông:] “Ngươi thương hại cây thầu dầu mà ngươi không vất vả vì nó. Còn
Ta, chẳng lẽ Ta không thương hại Ninivê, trong đó có hơn 120.000 trẻ em
vô tội sao?”. (Gn 4,10.11)
Có
một đứa trẻ đi xe buýt đến trường nuốt bút chì sáp và mắc họng. Người
tài xế cố gắng cầu cứu xe qua lại để cấp tốc đưa đứa trẻ đến bệnh viện,
nhưng không ai chịu dừng lại. Cuối cùng, người tài xế liều đứng cản
đường chặn xe buộc một người chạy xe máy dừng lại. Nhưng người này cũng
không chịu giúp đỡ vì sợ trễ việc. Đến khi người tài xế đưa được đứa
trẻ đến bệnh viện thì đã quá muộn. Cũng như Giôna, người ta quá bận rộn
với những vấn đề riêng đến nỗi không thấy được khó khăn của người khác.
Tôi thấy khó khăn như thế nào để vượt qua thế giới và những phiền toái của riêng tôi?
Khi tôi giúp người khác giải quyết vấn đề là tôi tự giúp chính mình.
Bài đọc 1 Năm chẵn:
Giacôbê,
Phêrô và Gioan… đã bắt tay tôi và Banaba để tỏ dấu hiệp thông… Chỉ có
điều này là chúng tôi phải nhờ đến những người túng thiếu, điều mà tôi
vẫn gắng làm (Gl 2,9.10)
|
Fiorello La Guardia
|
Trong
cuốn “Những suy tư về an bình tâm trí”, Maurice Nassan kể lại viên thị
trưởng trước kia của New York là Fiorello La Guardia đôi khi đã chủ tọa
phiên tòa như thế nào. Một lần nào, trong những năm khủng hoảng, một
người thất nghiệp bị đưa ra tòa vì tội ăn cắp bánh mì cho gia đình. La
Guardia nói: “Thưa ông, rất tiếc là pháp luật không loại trừ ai. Tôi
phạt ông 10 đô la”. Rồi La Guardia mở ví, đưa cho người đàn ông 10 đô
la, cho ông trả
tiền phạt, nhưng lại phạt mỗi người trong phòng xử án 50 xu vì sống
trong một thành phố mà người ta phải ăn cắp bánh mì để nuôi gia đình.
Người đàn ông xúc động rời khỏi phòng xử án với 47,50 đô la trong túi.
Tôi có năng động bảo vệ những người túng thiếu không?
Khi cho người nghèo là bạn cho Thiên Chúa vay (Cn 19, 17).
Bài Tin Mừng:
Có
một lần Chúa Giêsu cầu nguyện… Người cầu nguyện xong, thì có một người
trong nhóm môn đệ nói với Ngài: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu
nguyện”. (Lc 11,1)
Một
sai lỗi chúng ta thường vấp phải trong cầu nguyện, đó là lẫn lộn giữa
đức tin và cảm giác. Đây là trường hợp của Keith Miller. Ông nói: “Tôi
có một khoái cảm tinh thần, luôn ao ước cảm nhận được sự hiện diện của
Thiên Chúa”. Dĩ nhiên, Keith đã thất vọng khi không cảm nhận được điều
đó. Đối với ông: nếu có được cảm giác, ông không cần đức tin. Thật ra, ý
của Keith cũng rất tốt. Đôi khi, trong cầu nguyện, chúng ta cảm nhận
được sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng đây chỉ là một ngoại lệ. Nếu
chúng ta cầu nguyện được vì muốn đạt được “cảm giác nồng nhiệt”, chúng
ta đã liều biến lời cầu nguyện thành một hành động tìm mình đầy tinh vi,
hơn là nghĩa cử của tình yêu vị tha.
Đã khi nào tôi cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong hay ngoài lời cầu nguyện chưa?
Khi
được phú ban cho khả năng nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong
cầu nguyện, chúng ta lại thưởng thức “món quà” này cho đến cùng. Hãy để
Thiên Chúa che chở, dẩn dắt, như biển cả che chở và dẫn đưa con thuyền
vậy.