Mark Link _ Lời Chúa thứ hai tuần 27 tn

THỨ HAI – TUẦN 27
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Thiên Chúa kêu gọi ngôn sứ Giôna đi rao giảng cho dân Ninivê] Giôna đứng dậy, nhưng là để tránh nhan Thiên Chúa (Gn 1,3)
Nhà tâm lý học Abraham Maslow nói rằng hầu hết chúng ta phải chịu “tình trạng Giôna”. Như Giôna trốn tránh tiếng gọi của Thiên Chúa, quá nhiều người trong chúng ta cũng trốn tránh lời mời gọi và giấc mơ trong tâm hồn. Tại sao? Vì chúng ta nghĩ rằng những người đó vượt quá tầm tay chúng ta. Maslow cố gắng đưa ý tưởng này đến cho sinh viên bằng cách hỏi họ: “Ai trong các bạn hy vọng viết được cuốn tiểu thuyết Mỹ có tầm cỡ hoặc trở thành nghị sĩ hoặc thống đốc một ngày nào đó?”. Các sinh viên đều cười rộ lên vì nghĩ rằng những giấc mơ và lời mời gọi như thế hoàn toàn ở ngoài tầm tay họ.
Lời mời gọi và ước mơ nào tôi chỉ nghĩ đến mà không thực hiện?
Thế giới người mù là những cái sờ soạng. Thế giới người ngu là giới hạn kiến thức. Thế giới vĩ nhân là giới hạn về tầm nhìn (Paul Harvey)

Bài đọc 1 Năm chẵn:     
Nếu có ai loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận, thì xin Thiên Chúa loại trừ người ấy đi (Gl1,9)
Tin mừng là bằng chứng về những người đã gắn bó với Chúa Giêsu một cách mật thiết. Nếu muốn hiểu biết Chúa Giêsu như họ, chúng ta phải chấp nhận những bằng chứng của họ về Ngài. Tách rời bản thân chúng ta khỏi những chứng cứ đó, tức là chúng ta tách rời khỏi Chúa Giêsu. Niềm tin vào Chúa Giêsu liên hệ tới niềm tin của cộng đoàn tín hữu vào Chúa Giêsu. Một số người quên hay không nhận biết rằng cộng đoàn tín hữu không do Tin Mừng sinh ra, mà chính là người tạo ra Tin Mừng.
Tôi hiểu sao về câu nói của John Brown:… Những ý tưởng trừu tượng của những vị giảng thuyết đôi khi mang đến thú vị cho tôi, nhưng cách diễn tả của Kinh thánh thấu tận trái tim tôi mà các vị giảng thuyết không thể ngờ được?
Tôi không hổ thẹn về Tin Mừng. Đó là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin (Rm 1,16)

Bài Tin Mừng:
[Chúa Giêsu kể dụ ngôn. Có một thương gia trên đường xuống Giêricô, dọc đường rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Một tư tế đi tới, nhưng tránh qua bên kia mà đi. Một Lêvi cũng làm như thế. Sau cùng, một người Samari đi ngang qua cũng thấy người ấy] và chạnh lòng thương… Chúa Giêsu kết luận: “… Ai trong ba người đó đã tỏ ra là người thân cận…” (Lc 10,34.36)
Đưa người Samaritanô nhân hậu như mẫu mực trong dụ ngôn của Ngài, Chúa Giêsu đã gây khó chịu cho những thính giả Do Thái, những người rất thù ghét người Samari. Sự thù ghét này đã có từ ngày quân Assyri chinh phục phía Bắc Israel (Samari) vào năm 722 trước công nguyện. Những người Samari còn sống sót thông gia với những kẻ đã chinh phục họ, và điều này khiến cho những người Do Thái khác giận dữ. Vào thời Chúa Giêsu, người Samari bị cấm vào Đền thờ và Hội đường (dành cho người Do Thái). Ngược lại, người Samari cũng không cho người Do Thái đến gần thị trấn của họ.
Tôi sẵn sàng tới mức nào trong sáng kiến phá bỏ bức tường của thù ghét, để xây dựng nhịp cầu yêu thương? Tôi có thể thực hiện điều này ra sao?
Tình anh em, trước kia chỉ là một giấc mơ, giờ đây đã trở nên vô cùng cần thiết (Louis L.Mann).