Hàn gắn nỗi thương đau
Mừng kính lễ Thánh
Tâm Chúa Giêsu, thiết tưởng mỗi người chúng ta cần phải có những ý nghĩ đúng đắn
về việc tôn thờ này.
Thực vậy, nếu bất
ngờ hỏi người tín hữu về vấn đề này, chắc hẳn chúng ta sẽ ghi nhận được những
câu trả lời rất mơ hồ, cũng giống như khi người ta hỏi những kẻ qua lại ngoài
đường phố về một câu chuyện lịch sử nào đó. Vậy việc tôn sùng kính mến Thánh
tâm Chúa hệ tại điểm nào và đâu là những hậu quả thiêng liêng mà việc đạo đức
này sẽ đem lại?
Các nhà thần học
xác định rằng: đối tượng trực tiếp của việc tôn sùng Thánh tâm Chúa chính là
trái tim bằng thịt của Ngài, Ngôi lời nhập thể. Còn đối tượng gián tiếp mà việc
tôn thờ này nhắm tới, đó là tình yêu bao la Ngài đã thực hiện cho chúng ta qua
những đau khổ và cái chết của Ngài trên thập giá, để giải thoát chúng ta khỏi
án phạt của tội lỗi, cũng như qua Bí tích Thánh thể, để trao ban Mình và Máu
Ngài làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta.
Trong ngôn ngữ và
những hình ảnh quen thuộc, khi nói đến Thánh tâm hay Trái tim Chúa Giêsu, chúng
ta hình dung ra một trái tim mang thương tích và những giọt máu chảy xuống với
lời giới thiệu trang trọng:
-
Đây
là Trái tim đã yêu thương con người quá bội.
Hình ảnh này, ai
trong chúng ta cũng có thể hiểu được, vì trái tim vốn được dùng làm biểu tượng
cho tình yêu. Khi yêu thương, người ta yêu thương với tất cả trái tim của mình.
Việc tôn thờ kính mến
Trái tim Chúa Giêsu, không phải chỉ được bắt đầu bằng những lần Ngài hiện ra với
thánh nữ Magarita Maria, nhưng cội ngồn của việc đạo đức này xuất phát từ đỉnh
đồi Canvê.
Thực vậy, Thiên
Chúa quan phòng đã để cho một người lính đâm vào cạnh sườn Ngài như Tin mừng đã
ghi lại, để từ trái tim mang thương tích ấy, máu cùng nước đã chảy ra.
Ngày kia, thánh nữ
Catarian thành Sienna đã hỏi Chúa Giêsu:
-
Tại
sao Chúa để cho Trái tim Chúa bị đâm thâu qua trên thập giá?
Chúa trả lời:
-
Sở
dĩ như vậy là để cho mọi người hiểu được tình yêu của Cha nó bao la vĩ đại hơn
tất cả mọi dấu chỉ tượng trưng. Đau khổ của Cha thì có giới hạn, nhưng tình yêu
của Cha thì lại không biên giới.
Vào thế kỷ 13,
thánh nữ Gertrude cũng đã được Chúa soi sáng và hướng dẫn về việc tôn sùng này.
Rồi vào thế kỷ 15, thánh Gioan Eudes, vị tông đồ của Thánh tâm Chúa đã được Tòa
Thánh cho phép phổ biến việc đạo đức này. Tuy nhiên phải kể đến việc Chúa mạc
khải cho thánh nữ Magarita Maria, để rồi từ đó việc tôn sùng kính mến Thánh tâm
mới được phát triển mạnh mẽ.
Thời bấy giờ, lòng
mến Chúa nơi người tín hữu mỗi ngày một trở nên lạnh lùng và băng giá, nên
chính Ngài đã phải thắp lên ngọn lửa tình mến để chữa lành cơn bệnh của thời đại.
Vì thế, ngày kia, Ngài đã hiện ra với thánh nữ Magarita Maria với một trái tim
bừng lửa cháy, nhưng lại mang thương tích và vòng gai. Ngài phán với thánh nữ:
-
Đây
là trái tim đã yêu thương nhân loại, nhưng chỉ nhận được những vô ân và khinh
thường.
Chúa Giêsu đã yêu
thương chúng ta cho đến chết và giờ đây Ngài muốn chúng ta đáp trả tình yêu
thương của Ngài. Phải chăng lời thánh vịnh 68 dưới đây đã trở nên một lời than
thở và tâm sự của Chúa:
- Lời thóa mạ làm tim này tan vỡ,
Tôi héo hắt rã rời.
Nỗi sầu riêng mong người chia sớt,
Luống công chờ không được một ai.
Đợi người an ủi đôi lời,
Trông mãi trông hoài mà chẳng thấy đâu.
Thay thế đồ ăn, chúng trao mật đắng.
Tôi khát nước, lại cho uống giấm chua.
Tôi héo hắt rã rời.
Nỗi sầu riêng mong người chia sớt,
Luống công chờ không được một ai.
Đợi người an ủi đôi lời,
Trông mãi trông hoài mà chẳng thấy đâu.
Thay thế đồ ăn, chúng trao mật đắng.
Tôi khát nước, lại cho uống giấm chua.
Chúa Giêsu đòi
chúng ta phải yêu mến Ngài và biểu lộ lòng yêu mến ấy bằng thái độ quảng đại phụng
sự Ngài và tuân giữ những điều Ngài truyền dạy.
Hơn thế nữa, nếu
kính mến Chúa, chúng ta phải tránh làm buồn lòng Ngài, phải đau khổ khi thấy
người ta xúc phạm đến Ngài: Hãy nghĩ đến những lưỡi đòng đã đâm thủng Trái tim
Chúa và hãy khóc thương cho những tội lỗi mình phạm.
Nếu kính mến Chúa,
chúng ta không thể nào thờ ơ trước những tội lỗi chồng chất của những người
chung quanh, bằng không chúng ta chỉ là những kẻ bôi bác và giả hình. Chúa
Giêsu đòi chúng ta phải đền bù phạt tạ thay cho những người anh em của chúng
ta.
Bởi đó, trong ngày
lễ hôm nay, chúng ta hãy nghĩ đến bản thân chúng ta cũng như nghĩ đến những anh
em khô khan nguội lạnh, đã làm cho Trái tim Chúa phải đau buồn.
Với một Trái tim bị
mang thương tích, Ngài kêu mời chúng ta đáp trả tình yêu thương của Ngài và an ủi
Ngài bằng một đời sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương để nhờ đó
làm giảm vơi những đớn đau mà Thánh Tâm Chúa đã phải chịu vì chúng ta.