Cậu bé Marcellino.
Một cuốn phim mang tựa đề: “Cậu bé
Marcellino” kể lại câu chuyện sau đây:
Ở cổng
nhà dòng nọ có cậu bé bị bỏ rơi, một thầy dòng đã đem về nhà dòng nuôi. Với thời
gian, cậu bé lớn lên, khôn ngoan và tinh nghịch. Vốn tính nghịch ngợm, cậu bé bị
cấm không được leo lên kho trên gác. Nhưng vì tò mò, ngày nọ Marcellino đã leo
lên kho trên gác.
Cậu sửng sốt khi thấy có một người khổng lồ bị treo trên Thánh giá. Nghĩ rằng người này đang đói, nên ngay đêm đó, Marcellino đã lẻn vào bếp ăn cắp bánh và rượu đem lên cho người bị treo trên Thánh giá. Từ đó, ngày ngày cậu bé cứ âm thầm tiếp tế lương thực cho con người khốn khổ ấy. Thế rồi, một ngày nọ người khổng lồ ấy xuống khỏi Thánh giá, đến bên cạnh cậu bé và hỏi:
Cậu sửng sốt khi thấy có một người khổng lồ bị treo trên Thánh giá. Nghĩ rằng người này đang đói, nên ngay đêm đó, Marcellino đã lẻn vào bếp ăn cắp bánh và rượu đem lên cho người bị treo trên Thánh giá. Từ đó, ngày ngày cậu bé cứ âm thầm tiếp tế lương thực cho con người khốn khổ ấy. Thế rồi, một ngày nọ người khổng lồ ấy xuống khỏi Thánh giá, đến bên cạnh cậu bé và hỏi:
- “Con
thích điều gì nhất”.
Cậu bé
đáp:
- “Con muốn
được thấy mẹ con”.
Người khổng
lồ liền nói:
- “Con
hãy nhắm mắt lại và ngủ say”.
Ngày hôm
sau, các tu sĩ trong nhà không thấy Marcellino nữa, họ đi tìm khắp nơi và cuối
cùng thấy cậu bé đã chết trong vòng tay của Chúa Giêsu trên Thánh giá.
Anh chị em thân mến, đối với Marcellino
trong câu chuyện trên, bánh và rượu là ngôn ngữ cậu bé dùng để nói với Chúa
Giêsu: “Con yêu mến Chúa”, “Con muốn được
săn sóc Chúa, nuôi dưỡng Chúa”. Còn đối với Chúa Giêsu, bánh và rượu Ngài
ban qua Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu hiến thân để trở thành lương
thực nuôi sống chúng ta, và Ngài muốn chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài trong
Thánh Thể, con người mới có thể mở rộng trái tim và đôi bàn tay để đón nhận
Ngài nơi tha nhân. Chúa Giêsu là Bánh từ trời xuống để lôi kéo họ về với Thiên
Chúa. Chia sẻ sự sống thần linh nơi bàn tiệc Thánh Thể, người tín hữu được mời
gọi chia sẻ cơm bánh hằng ngày với tha nhân. Và kỳ diệu thay, chính khi chia sẻ
với tha nhân, người tín hữu cảm nhận được sự sống trường sinh và hạnh phúc đích
thức tràn ngập tâm hồn.
Thưa anh chị em, Bí tích Thánh Thể là Bí
tích của Tình Yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ
lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta.
Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban
hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả
mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài
ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả
những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ
đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy
xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc
nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình
nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến
việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa
Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc
sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi,
người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp
chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó,
Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống,
nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Từ việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể
sẽ đưa chúng ta đến việc hiệp nhất với các anh chị em tín hữu. Vì liên kết với
Chúa Kitô, nên chúng ta cũng liên kết với nhau để làm thành một thân thể duy nhất
trong Chúa Kitô, điều mà Thánh Phaolô gọi là “Nhiệm thể Chúa Kitô”. Ăn Thịt và
uống Máu Chúa Kitô là lãnh nhận một động lực mạnh mẽ nhất để dẹp bỏ và xua tan
những mối bất đồng, những mâu thuẫn sâu xa nhất để chỉ còn trở nên với Chúa
Kitô một thân xác và một linh hồn. Sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô hữu trong Bí
tích Thánh Thể có sức mạnh thu phục những khách bàng quan, những người xa lạ đến
với Giáo Hội, như các tín hữu thời sơ khai đã từng chinh phục và đem lại ảnh hưởng
lớn lao cho thế giới ngoại giáo: Họ nói với nhau: “Kìa xem coi họ (các tín hữu
Kitô) yêu thương đoàn kết với nhau biết chừng nào!” (x.Cv 2,42-47).
Anh chị em thân mến, “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên
Thiên Chúa”. Tất cả chúng ta đều được mời đến dự tiệc Thánh Thể. Thế nhưng
có khá đông người tham dự Thánh lễ mà không tiếp rước Mình Máu Thánh Chúa. Phải
chăng Thánh lễ đối với họ chỉ còn là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ
không còn là sự sống được trao ban và lãnh nhận? Hoặc phải chăng vì thấy việc
rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên họ thất vọng và không muốn
rước lễ nữa? “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Chẳng lẽ được
mời đến dự tiệc mà chẳng ăn uống gì, chỉ ngồi đó “nhìn miệng” các thực khách, rồi
ra về mà lòng vẫn u sầu và bụng vẫn đói meo? Thiết tưởng không phải vô ích khi
khẳng định lại điều này: Chẳng bao giờ chúng ta đến với người khác thực sự, nếu
không kết hợp thâm sâu với Chúa Kitô.
Đức Cha Helder Camara, Tổng Giám Mục
Giáo phận Récite ở Braxil, đã chia sẻ kinh nghiệm thống nhất đời sống hoạt động
và chiêm niệm của ngài thế này: “Mỗi
sáng, tôi được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể, rồi suốt ngày,
tôi gặp gỡ Đức Kitô nơi anh chị em tôi. Cũng một Chúa Giêsu ở trên bàn thờ và
ngoài đường phố”. Có lẽ chúng ta dễ quên chân lý này: Hiệp nhất với Chúa
Kitô phải đưa đến sự hiệp nhất với anh em. Nói cách khác, hiệp nhất với Chúa
Kitô đang hiện diện ẩn dấu nơi anh chị em mình, nhất là nơi những người nghèo
đói và bất hạnh (x.Mt 25). Và chúng ta cũng hay quên rằng: Hiệp nhất sự sống phải
được thể hiện trong sự hiệp nhất lối sống. Lối sống của Chúa Giêsu Thánh Thể là
lối sống của tình yêu tự hiến để cho nhân loại được sống, là phục vụ đến hy
sinh mạng sống để làm giá cứu chuộc muôn người.
Được nuôi dưỡng cùng một Bánh Thánh –là
Thịt Máu Chúa Giêsu- chúng ta được mời gọi chia sẻ chén cơm hằng ngày cho anh
em và dấn thân hoạt động cho một trật tự công bằng, huynh đệ, cho cuộc sống ấm
no hạnh phúc của mọi người trên thế giới hôm nay.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)