THỨ
TƯ SAU CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN
NĂM CHẴN
1Pr 1, 18-25; Mc 10, 32-45
BÀI ĐỌC: 1Pr 1, 18-25
18
Anh em thân mến, anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như
vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh
em truyền lại. 19 Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của
Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Ki-tô. 20 Người là Đấng Thiên
Chúa đã biết từ trước, khi vũ trụ chưa được dựng nên, và Người đã xuất hiện vì
anh em trong thời cuối cùng này. 21 Nhờ Người, anh em tin vào Thiên
Chúa, Đấng đã cho Người trỗi dậy từ cõi chết, và ban cho Người được vinh hiển,
để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa.
22
Nhờ vâng phục sự thật, anh em đã thanh luyện tâm hồn để thực thi tình huynh đệ
chân thành. Anh em hãy tha thiết yêu mến nhau với tất cả tâm hồn. 23
Vì anh em đã được tái sinh, không phải do hạt giống mục nát, mà do hạt giống
bất diệt, nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi,24 vì mọi
phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như hoa cỏ; cỏ thì
khô, hoa thì rụng;25 Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn thuở muôn đời. Đó
chính là Lời đã được loan báo cho anh em như một Tin Mừng.
ĐÁP CA: Tv 147
Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, nào
tôn vinh Chúa! (c 12a)
12 Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa!Này
Xi-on, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi! 13 Then cửa nhà ngươi, Chúa
làm cho thêm chắc,con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân.
14 Cõi biên cương, Người thiết lập hoà
bình, và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo. 15 Người tống đạt lệnh
truyền xuống đất,lời phán ra, hoả tốc chạy đi.
19 Chúa bày tỏ lời Người cho nhà
Gia-cóp,chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en. 20 Chúa không đối xử với
dân nào như vậy,không cho họ biết những điều luật của Người.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Mc 10,45b
Hall-Hall: Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá
chuộc muôn người. Hall.
TIN MỪNG: Mc 10, 32-45
32
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn
đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại
kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy
đến cho mình:33 "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ
bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người
cho dân ngoại. 34 Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ
đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.”
35 Hai người con ông
Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy,
chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây.”36
Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? "37
Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu,
một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.”38 Đức
Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén
Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? "39
Các ông đáp: "Thưa được.” Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em
cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40 Còn
việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên
Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được.”
41
Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. 42
Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là
thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy
quyền mà cai quản dân. 43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy:
ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em;44 ai
muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45 Vì Con Người
đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống
làm giá chuộc muôn người.”
KHÁT
VỌNG LÀM LỚN
Thực
ra, “ai
ước mơ làm thủ lãnh là ước mơ một điều tốt lành” (1Tm 3,1). Vì ngay từ
lúc Thiên Chúa tạo dựng loài người, Ngài đã đặt họ làm chủ vạn vật, một địa vị
ngang hàng với Thiên Chúa (x St 1,28b). Do đó, muốn được địa vị cao cả trong
Nước Thiên Chúa, thì phải phục vụ giống Đức Giêsu, như Ngài nói: “Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống
làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45b: Tung Hô Tin Mừng). Tuy nhiên, ai chỉ
muốn làm đầy tớ để “làm hài lòng người
đời, thì không còn làm nô lệ của Đức Kitô” (Gl 1,10); Còn ai muốn làm lớn
trong Nước Thiên Chúa, thì phải thực hành hai điểm giáo lý này:
-
Phải hiệp thông Thánh Thể để trở nên một
trong Chúa Giêsu Phục Sinh.
-
Trở nên nô lệ phục vụ đồng loại giống
Đức Giêsu.
I. PHẢI HIỆP THÔNG THÁNH THỂ ĐỂ TRỞ NÊN MỘT TRONG CHÚA
GIÊSU PHỤC SINH
Đó
là lý do Đức Giêsu nói với các môn đệ đang tranh quyền: “Chúng con muốn làm lớn thì phải uống chén của Thầy để được thanh tẩy”
(Mc 10,38-39: Tin Mừng).”Uống chén của Thầy”, không tất yếu chỉ
là phải chết vì ơn Thiên triệu như Đức Giêsu thi hành Lệnh Chúa Cha đến mất
mạng sống (x Lc 22,42), mà “uống chén của Thầy” còn phải hiểu là
hiệp thông Thánh Thể. Vì khi Đức Giêsu lập Bí tích này, Ngài đã truyền cho các
môn đệ: “Chén này là Giao Ước mới
trong Máu Thầy, anh em hãy làm sự này và mỗi khi uống chén này hãy nhớ đến Thầy”(1Cr 11,25). Vì thế thánh Phêrô nói:
“Anh em đã được mua bằng giá máu châu báu của Con Thiên Chúa để được thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông
truyền lại, bởi vì anh em không được mua với giá vàng bạc là của chóng hư nát,
nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ Máu của Con Chiên vẹn toàn vô tì tích là Đức
Giêsu Kitô”, và vì “anh em đã được tái
sinh, không phải do hạt giống mục nát, mà do hạt giống bất diệt, nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại
mãi mãi, vì mọi phàm nhân đều như cỏ và tất cả vinh quang của họ cũng đều như
hoa cỏ; cỏ thì khô, hoa thì rụng;Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn thuở muôn đời. Đó
chính là Lời đã được loan báo cho anh em như một Tin Mừng” (1Pr 1,18-19. 23-25:
Bài đọc năm chẵn).
Quả thật, khi
ta đã được nên một với Chúa Giêsu Phục Sinh, thì không có địa vị trần thế nào
sánh với ta đã được đồng hóa với Chúa Giêsu (x Gl 2,20). Chính ông Phêrô đã xác
tín cho các tín hữu về ơn gọi của mình là được tái sinh bởi Lời Chúa, là hạt giống bất hoại, và được nuôi dưỡng,
gìn giữ, che chở, bảo tồn bởi Máu châu
báu của Con Thiên Chúa. Đây là hai phần chính trong Thánh Lễ, nên chỉ nhờ
hiệp dâng Thánh Lễ với Hội Thánh, ta mới có thể cất lời cầu: “Lạy Thiên Chúa là Chúa Tể muôn loài, xin dủ
lòng thương và nhìn đến chúng con. Xin làm cho muôn dân sợ hãi Chúa, để chúng
nhận biết Ngài, như chúng con từng nhận biết xưa nay: ngoài Ngài ra, lạy Đức
Chúa, chẳng còn Thiên Chúa nào khác nữa. Xin cho tái diễn những điềm thiêng và
lại làm những dấu lạ khác. Các chi tộc Giacob, nguyện Chúa thương quy tụ cả về.
Xin thương trả lại phần gia sản như Chúa đã cho họ thuở ban đầu. Lạy Đức Chúa,
xin dủ lòng thương Ít-ra-en là đoàn dân đã từng mang danh Chúa, và được Ngài kể
như con đầu lòng. Xin thương thành Giê-ru-sa-lem của Chúa, là thánh đô, là nơi
Ngài nghỉ. Xin làm cho khắp cả Xi-on vang lời tường thuật những kỳ công của
Chúa, và làm cho thánh điện được rực rỡ ánh vinh quang của Ngài. Xin làm chứng
bênh vực những gì Ngài đã tạo dựng thuở ban đầu, những lời sấm đã tuyên nhân
danh Ngài, xin thực hiện ” (Hc 36,1. 4-5a. 10-14: Bài đọc năm lẻ).
II. TRỞ NÊN NÔ LỆ PHỤC VỤ ĐỒNG LOẠI GIỐNG ĐỨC GIÊSU.
Đức
Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em biết
các kẻ được coi là thủ lãnh các dân tộc thì làm chúa trên họ, và những người
làm lớn nơi họ, thì bắt họ phục quyền. Nơi anh em thì không được như thế, ai
muốn làm lớn trong anh em thì hãy hầu hạ anh em, và ai muốn cầm đầu giữa anh
em, thì hãy làm tôi tớ mọi người. Vì chưng Con Người không đến để được hầu hạ,
nhưng là để hầu hạ, và thí mạng sống làm giá chuộc thay cho nhiều người”
(Mc 10, 42-45: Tin Mừng).
Chúng ta biết
Chúa không cho phép ai bắt đồng loại làm nô lệ cho mình, dù người đó:
1/
Còn mang món nợ quá lớn không thể trả được.
2/
Nó là kẻ thất trận.
3/
Hoặc nó là con cái của hai loại người trên.
Nhưng
ai được làm nô lệ cho Thiên Chúa, một Ông Chủ đầy nhân ái giàu tình thương, thì
còn gì hạnh phúc hơn, và như thế ai cũng muốn làm nô lệ cho Thiên Chúa Tình Yêu
(x 1Ga 4,8). Bởi vì ta biết mình:
1’
Mang nợ Thiên Chúa: biết bao ơn huệ Chúa đã ban, ta không thể trả được, vì “Ngài là Đấng vạn năng trên mọi sự, làm được
cho ta hơn ngàn trùng những điều ta cầu xin hay nghĩ tưởng” (Ep 3,20).
2’
Nhìn lại bản thân ta lại là kẻ thất trận, vì không ai tự mình có thể thắng được
tính mê nết xấu. Nhưng “ai quỵ ngã Chúa
đều nâng dậy, kẻ bị đè nén Ngài cho đứng thẳng lên” (Tv 145/144,14), và “Chúa hằng gìn giữ những ai bé mọn, tôi yếu
đuối Người đã cứu tôi” (Tv 116/114-115,6).
3’
Ta lại thuộc dòng giống Adam, Eva, kẻ thất trận, và cùng mang một món nợ ơn huệ
Chúa ban không thể trả được! Thánh Phaolô nói: “Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã (Adam) mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ
một người duy nhất (Chúa Giêsu – Adam cuối cùng) đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên
công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Ai
muốn làm lớn, thì phải được đồng hóa với Đức Giêsu Kitô phục vụ như một nô lệ
(x. Ga 13),
nhờ sức mạnh của Bí tích Thánh Thể đã được hiệp thông.
Khi
đã được nên một với Chúa Giêsu để làm nô lệ phục vụ đồng loại, ta phải nhắm mục
đích làm cho đồng loại được ơn tái sinh bởi Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi
Mình Máu Thánh Ngài (x 1Pr 1,23. 19: Bài đọc năm chẵn)
Có
thế ta mới hướng đến một tình huynh đệ không bôi bác (x 1Pr 1,22: Bài đọc năm
chẵn). Nên nếu ta phục vụ đồng loại chỉ nhằm giải quyết nhu cầu thân xác, thì
đó là một tình yêu bôi bác trước mặt Đức Chúa Trời!
Vậy ta giúp
nhu cầu thân xác đồng loại đó là tốt
thôi; ta giúp anh em đón nhận Lời Chúa, thì tốt hơn; ta làm cho anh em được kết hợp với Chúa Giê-su Phục Sinh
trong Bí tích Thánh Thể, như thế mới tốt
nhất.
Tiếc rằng các
môn đệ xưa theo Đức Giêsu mà chưa hiểu được giáo lý Ngài dạy, nên các ông đã
theo thói đời tranh giành quyền bính lợi lộc gây bất hòa trong anh em (x Mc 10,
35-38: Tin Mừng), họ đã gây nhức nhối, cay đắng, nhục nhã cho Thầy Giêsu hơn
các thượng tế và ký lục nộp Ngài do dân ngoại chỉ vì ghen tức, để người ta nhạo
báng khạc nhổ vào mặt, đánh đòn rồi giết đi (x Mc 10,33-34: Tin Mừng).
Nhìn vào lịch
sử Hội Thánh suốt hơn 20 thế kỷ nay, dù dân Chúa đã được giáo dục để đừng ai đi
vào vết chân tranh giành như các môn đệ thuở xưa, thế mà không ít mục tử trong
Hội Thánh vẫn còn luôn tiếp diễn đấu đá tranh nhau địa vị, danh vọng, quyền lợi
cá nhân. Cụ thể suốt 39 năm trong Hội Thánh (1378 – 1417) có ba vị tranh ngôi
Giáo hoàng: một ở Roma, một ở Pháp, một ở Bỉ. Hoặc ngày nay, nhìn riêng trong
địa phận Saigon, suốt từ năm 1998 đến nay, Giám mục địa phận đã lên tiếng cho
các Hạt vẽ lại bản đồ giáo xứ cho thích hợp với mục vụ, nhưng nhiều Hạt vẫn
chưa dứt khoát vì còn bất hòa giữa các cha xứ: xứ lớn không muốn chia đất, chia
người cho xứ nhỏ!
Sống Đạo như
thế thì càng làm cho các vết tử thương trên Thân Mình Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn
còn rỉ máu. Vì thế Đức Giêsu đã phải rên lên: “Không biết ngày tôi trở lại trần gian, liệu có còn gặp được niềm tin
nào trên mặt đất này không?” (Lc 18,8). Cho nên Chúa luôn kêu gọi: “Giêrusalem (Hội Thánh) hỡi, nào tôn vinh
Chúa” (x Tv 148/147, 12a: ĐC năm chẵn), một khi biết thành tâm cầu nguyện:
“Lạy Chúa, xin dủ lòng thương và nhìn đến
chúng con” (Hc 36,1b: ĐC năm lẻ).
Đức
Hồng y Karol Wojtyla trên đường tới phi trường sang Roma để bầu Giáo hoàng,
thình lình xe của ngài bị một bà cụ chặn lại, bà vừa khóc vừa nói: Thưa cha,
người ta đã bắt mất mèo của con!
Ngài liền mời bà lên xe, và bảo tài
xế quay xe trở lại, và đòi bằng được con mèo trao lại cho bà cụ, rồi ngài mới
tiếp tục đi Roma. Thế là lần bầu Giáo hoàng ấy, Chúa đã chọn ngài kế vị thánh
Phêrô! Ngài lấy danh hiệu là Gioan Phaolô II.
Đúng như lời Chúa đã nói: “Ai muốn
làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20,26).
THUỘC LÒNG
Con
Người đến không để được hầu hạ, nhưng là để hầu hạ, và thí mạng sống mình làm
giá chuộc thay cho nhiều người (Mc 10,45).
Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH