Vị thánh trong ngày (26/3)

Chân phước DIDACUS ở CADIZ
(c. 1801)
Lược sử:
Sinh ở Cadiz, Tây Ban Nha, và tên rửa tội là Joseph Francis, người trẻ này thường hay lai vãng ở tu viện dòng Capuchin. Nhưng ao ước gia nhập Dòng Phanxicô của anh bị trì trệ vì anh gặp khó khăn trong việc học. Sau cùng, anh được nhận vào đệ tử viện dòng Capuchin ở Seville lấy tên là Thầy Didacus. Sau đó thầy được thụ phong linh mục và được sai đi rao giảng.
Không bao lâu người ta đã thấy Cha Didacus có tài giảng thuyết. Ngài di chuyển không biết mệt trên khắp lãnh thổ Andalusia của Tây Ban Nha và giảng thuyết ở các thành phố nhỏ cũng như lớn. Lời ngài giảng có sức đánh động đến tâm trí của mọi người, dù già hay trẻ, giầu hay nghèo, học sinh hay giáo sư. Và công việc giải tội của ngài là để hoàn tất sự hoán cải được khởi sự từ lời rao giảng.
Cha Didacus rất gần gũi với Thiên Chúa, ngài dành thời giờ hàng đêm để cầu nguyện và chuẩn bị bài giảng qua sự hãm mình khắc khổ.
Người ta nói rằng thỉnh thoảng, khi ngài giảng về tình yêu Thiên Chúa, thân thể ngài như bay trên không. Đám đông dân chúng trong các làng mạc, thành phố như mê hoặc bởi lời của ngài, và họ thường tìm cách xé một mẩu áo của ngài mỗi khi ngài đi ngang qua.
Ngài từ trần năm 1801 khi mới 58 tuổi. Là một người thánh thiện và đáng kính, ngài được phong chân phước năm 1894.
Lời Bàn
Quả tht Thiên Chúa đã un thng các đường li quanh co. Trái vi ý đnh ca Turibius, và li phát xut t đim không ai ng là Toà Thm Tra, con người này đã tr nên v ch chăn ging như Ðức Kitô ca các người nghèo và người b áp bc. Thiên Chúa đã ban cho ngài ơn biết yêu thương tha nhân như điều h mong đi.
***
SUY NIỆM
(của Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
Suy niệm 1: Lai vãng
Sinh ở Cadiz, Tây Ban Nha, và tên rửa tội là Joseph Francis, người trẻ này thường hay lai vãng ở tu viện dòng Capuchin.
Có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Chính việc Didacus thường hay lai vãng ở tu viện mà chí nguyện tu trì của Đidacus đã chớm nở và cuối cùng đã đạt được thành quả cho dầu gặp phải nhiều khó khăn.
Các tông đồ nói chung khi theo Chúa còn mang nặng nhiều khuyết điểm lỗi lầm, nhưng nhờ ngày ngày gần gũi với Chúa, nên dần dần đã được cải hóa, và trở thành những chiến sĩ nhiệt thành rao giảng Tin Mừng. 
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết khôn khéo chọn bạn mà chơi.   
Suy niệm 2: Khó khăn
Nhưng ao ước gia nhập Dòng Phanxicô của anh Didacus bị trì trệ vì anh gặp khó khăn trong việc học.
Đời người không thiếu những khó khăn, cho dầu các khó khăn có thể không giống hệt nhau. Nhưng với Đidacus thì khác, ngài gặp khó khăn trong việc học, cũng như trường hợp của Cha xứ Gioan Maria Vianê, nhưng cuối cùng cả hai đều vượt qua khó khăn để được thụ phong linh mục. 
Một khó khăn khác, không phải do việc học mà do sự chống đối của cha mẹ. Thật vậy sau khi đậu bằng tiến sĩ, Phanxicô Salêdiô trở về nhà, và đúng lúc ấy, chàng ngỏ ý muốn đi tu làm linh mục. Dĩ nhiên, cha mẹ chàng vốn đã có dự định trước nên đã chống đối kịch liệt, và phải mất một thời gian khá lâu sau khi Phanxicô kiên trì thuyết phục thì ông bà mới đồng ý.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con nhận ra: có khó khăn mới thấy rõ giá trị khi vượt qua khó khăn. 
Suy niệm 3: Giảng thuyết
Không bao lâu người ta đã thấy Cha Didacus có tài giảng thuyết.
Tài giảng thuyết của ngài dĩ nhiên là ơn Chúa ban, nhưng cũng có sự đóng góp tích cực về phía ngài qua việc ngài dành thời giờ hàng đêm để cầu nguyện và chuẩn bị bài giảng qua sự hãm mình khắc khổ. 
Chủ đích của việc ngài giảng thuyết là nhằm giúp thính giả hoán cải đời sống, nên ngài đã dùng phương cách hỗ trợ là cầu nguyện và hãm mình, đúng như lời Đức Giêsu nhắc nhở các tông đồ: “Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17,21).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn tâm niệm và thực hành lời nhắc nhở của Chúa. 
Suy niệm 4: Di chuyển
Didacus di chuyển không biết mệt trên khắp lãnh thổ Andalusia của Tây Ban Nha và giảng thuyết ở các thành phố nhỏ cũng như lớn.
Lòng nhiệt thành trong việc rao giảng Tin Mừng của ngài đã đạt đến mức cao độ, đến nỗi ngài không quản nhọc mệt để di chuyển khắp nơi theo gương Đức Giêsu.
Thật vậy trên bước đường rao giảng, Đức Giêsu dừng chân ở giếng Giacóp nhưng cũng bất chấp nhọc mệt mà tiếp tục gặp gỡ dân thành Samari (Ga 4,40), cũng như không nghỉ ngơi mà tiếp đón ngay cả các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng (Mc 10,14).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con chỉ được phép nghỉ ngơi khi nào đã được về bên Chúa mà thôi.
Suy niệm 5:  Hoán cải
Công việc giải tội của Đidacus là để hoàn tất sự hoán cải được khởi sự từ lời rao giảng.
Ngài trả lời cho những ai chỉ trích ngài đã chuẩn bị bài giảng qua sự hãm mình khắc khổ.: "Tội lỗi của tôi và của dân chúng đã thúc giục tôi làm điều đó. Những ai có trách nhiệm hoán cải kẻ tội lỗi phải nhớ rằng, Thiên Chúa đã đặt trên vai họ tội lỗi của những người xưng tội."
Quả vậy thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm... nên cũng đầy yếu đuối; mà vì yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, thì cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy (Dt 5,1-3). Như thế người giải tội chẳng những giúp người xưng tội hoán cải, mà chính mình cũng phải nêu gương hoán cải. 
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn thành tâm sám hối để được hưởng nhờ lòng Chúa thứ tha.
Suy niệm 6: Chim bồ cầu
Con người ít học này được gọi là "tông đồ của Ba Ngôi Cực Thánh" vì Didacus rất sùng kính Thiên Chúa Ba Ngôi, và ngài giảng giải rất dễ dàng về mầu nhiệm siêu phàm này.
Bí mật ấy một ngày kia được tiết lộ qua một em bé, khi em kêu lên: "Mẹ ơi mẹ. Mẹ coi có chim bồ câu đậu trên vai Cha Didacus kìa! Con cũng có thể giảng hay như thế nếu có chim bồ cầu chỉ cho con những gì phải nói."  
Chim bồ câu cũng thường được biểu hiệu là Chúa Thánh Thần Ngôi Ba, qua biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan (Mt 3,16). Chính vì thế mà cô bé tự tin có thể giảng hay nếu có chim bồ cầu chỉ cho những gì phải nói, vì Chúa thánh Thần vốn có sở trường đó (Mt 10,20;Ga 16,13).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn nhớ và kêu cầu cùng Chúa Thánh Thần.

Phụng vụ Chư Thánh