Suy tư Mùa Chay _ bí tích hòa giải

Bí tích Hòa giải
Năm ngoái, khi tôi bỏ những túi đồ lên xe hơi, túi cuối cùng đập vào mắt tôi: một túi núm vú giả (pacifiers) giá gần 3,75 USD. Tôi đã đem ra khỏi cửa hàng mà không trả tiền.
Tôi có ba đứa con được thắt dây an toàn trên xe hơi, chúng mệt mỏi gần như kiệt sức, cửa hàng đông người, có chờ đến lượt cũng phải mất hơn 10 phút, mà lúc đó đã quá giờ ăn tối, và trời chớp sáng báo hiệu cơn mưa sắp ập xuống. Hầu như không thể trở lại cửa hàng, mà tôi lại rất cần những núm vú giả cho các con. Đứa con một tuổi của tôi không thể ngủ nếu không ngậm vú giả. Vì cần núm vú giả nên tôi mới đến cửa hàng để mua.
Tôi quyết định đem về và lần sau sẽ trả tiền luôn. Dĩ nhiên tôi không nghĩ gì hơn là tôi sẽ thanh toán tiền cho họ. Tôi không ăn trộm. Tôi chưa bao giờ lấy của ai thứ gì.
Lần sau tôi tới cửa hàng, khổ nỗi tôi lại quên tiệt. Hai lần sau chồng tôi đi mua thì tôi lại không muốn làm phiền anh. Lần sau nữa tôi đi mua thì tôi cũng không nhớ thanh toán tiền lần đó. Cứ lần sau lại lần sau…
Vài tháng trôi qua, tôi thấy bớt lo về việc trả tiền họ về số núm vú giả lần trước. Tôi tự nhủ rồi thế nào tôi cũng trả tiền, nhưng rồi chuyện đó vẫn không xảy ra.
Điều xảy ra trong khi cầu nguyện: Khi cầu nguyện, tôi ăn năn về các tội mình, tôi không ăn năn về số núm vú giả chưa trả tiền. Tôi cứ nghĩ mình sẽ trả. Tôi không coi đó là tội, vì tôi không ăn cắp, tôi chỉ chưa trả thôi. Hai tháng sau, điều đó bất ngờ rõ ràng hơn khi tôi chuẩn bị xưng tội.
Tôi đến nhờ tổ chức tư vấn Kiểm tra Lương tâm (Examination of Conscience), khi tôi hỏi vấn đề liên quan Điều răn thứ Bảy và thứ Mười, chuyện túi núm vú giả liền nảy ra trong trí tôi. Tôi tưởng tượng việc nói “ăn khớp” với linh mục những lý do có vẻ rất hợp lý: “Thưa cha, con không ăn cắp thứ gì, dù con có lấy túi núm vú giả mà quên trả tiền. Nhưng đó chỉ là món nợ và con sẽ trả tiền”.
Linh mục hỏi tôi đã bao lâu rồi. Tôi nói là hơn ba tháng, bất ngờ tôi xác định: Tôi đã ăn cắp và tôi đang tự dối mình về điều đó.
Đó là lúc không thoải mái khi tôi nói dối, việc tự biện hộ cho tội mình đã bị lương tâm phơi bày ra ánh sáng. Biết rằng tôi phải giải thích hành động của mình cho những người khác giúp tôi nhận ra sự thất mất lòng này: Tôi đã ăn cắp. Nhiều tháng qua đi mà tôi vẫn không an tâm, tôi không thể không khắc phục sai lầm, tôi tự nhủ tôi không làm gì sai vì có ngày tôi sẽ cho là đúng.
Sự nhận biết này giúp tôi vượt qua tính lười biếng và nói dối để có thể mau mắn đến cửa hàng để trả 3,75 USD cho họ. Đây là lý do tôi xưng tội, là lý do tôi cần xưng tội.
Tôi phát hiện ma quỷ luôn hành động qua sự lừa dối. Tôi thường xuyên thú tội với Chúa qua lời cầu nguyện, nhưng việc thú tội của tôi vẫn an toàn trong nội tâm, đó là mảnh đất màu mỡ để sự nói dối lộng hành. Thường xuyên âm thầm thú tội với Chúa có thể khiến người ta quanh co, chỉ đưa ra những tội rõ ràng trước mắt và bỏ qua những tội cũ lẩn khuất trong bóng tối. Cứ nói “tôi sẽ trả” nghe chừng khá tốt để không xét mình thẳng thắn và kỹ lưỡng.
Việc xưng tội đã kéo tôi ra khỏi bóng tối và buộc tôi kiểm tra tội lỗi giữa ánh sáng ban ngày. Có địa điểm và thời gian để xét mình từ lần xưng tội trước đã khắc phục khuynh hướng “quên” những tội nào đó. Phải hệ thống hóa tư tưởng thành ngôn ngữ sẽ làm rõ những tư tưởng vô định hình (amorphous ideas) làm lương tâm lệch lạc. Phải vượt qua tội lỗi nhờ người khác – bị người khác hỏi về những hành động mình đã làm với giọng không dễ làm ngơ hơn tiếng Chúa êm nhẹ – sẽ tạo tính thuyết phục và khiêm nhường theo cách mà việc cầu nguyện riêng không thể để ai đó thiếu trưởng thành tâm linh như tôi.
Như tôi đã nói, khi ngôn ngữ hóa tội lỗi có thể gây khó chịu, có thể nghe lời tha thứ của Thiên Chúa mà linh mục nói nhân danh Đức Kitô giúp tôi hiểu biết và cảm nhận lòng nhân từ của Thiên Chúa. Sau khi nhận biết sức mạnh của việc xưng tội – về những núm vú giả và những điều khác như vậy – tôi không cần đọc sách thần học nào mà vẫn có thể biết Bí tích Hòa giải là tặng phẩm của Thiên Chúa.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ ConversionDiary.com)