Thủ tướng Malaysia Najib
gặp ĐTC Biển Đức XVI
gặp ĐTC Biển Đức XVI
KUALA LUMPUR – Chuyến thăm Tòa thánh Vatican của Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã được lên kế hoạch, trước khi các cuộc biểu tình đường phố làm rung chuyển thủ đô Malaysia cách đây hai tuần.
Cuộc gặp gỡ dự kiến với ĐTC Biển Đức XVI là chủ yếu để thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.
Malaysia là một trong số 16 quốc gia trên thế giới không có quan hệ ngoại giao với Giáo hội Công giáo Roma.
Ngay cả các nước Hồi giáo như Indonesia, Iran, Iraq và Pakistan đã có các quan hệ ngoại giao với Vatican.
Nhưng đây không phải là cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Malaysia và người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
Năm 2002, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã gặp ĐTC Gioan Phaolô II sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9 ở Mỹ, để bàn về mối quan hệ Hồi giáo-Kitô giáo.
Malaysia được xem như một tiếng nói của Hồi giáo ôn hòa, và ông Najib muốn xây dựng trên nền tảng của đất nước việc thúc đẩy quan hệ liên tôn, vốn vẫn còn là một thách thức cả ở trong nước và hải ngoại.
Tiến sĩ Thomas Philips, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Malaysia của Phật giáo, Kitô giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Lão giáo (MBCCBCHST), cho biết: "Thủ tướng luôn luôn đấu tranh cho chính nghĩa của Hồi giáo ôn hòa”.
"Điều này chắc chắn sẽ nâng cao vị thế của Malaysia trên thế giới rằng chúng ta là người ôn hòa và muốn cam kết với tất cả mọi người''.
Chính quyền ông hy vọng cuộc họp với ĐTC cũng sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng chính phủ chăm sóc các Kitô hữu, chiếm khoảng 10% dân cư Malaysia, và giúp hàn gắn các mối quan hệ căng thẳng với cộng đồng Kitô hữu, đặc biệt là sau hàng loạt sự cố trong năm qua – kể cả các vụ đánh bom nhà thờ.
Các cuộc tấn công vào nơi thờ phượng đã được gây ra bởi một quyết định của tòa án tối cao, khi tòa án cho phép một tuần báo Công Giáo sử dụng từ ngữ Allah để mô tả Chúa trong bản dịch kinh thánh bằng tiếng Malay.
Nhưng có một điều không vui khi chính quyền quyết định hạn chế việc nhập khẩu sách kinh thánh bằng tiếng Malay, mà chính quyền lo rằng sẽ gây nhầm lẫn cho cộng đồng Hồi giáo đa số về việc cải đạo.
Tiến sĩ Thomas Philips nói: “Tôi không nghĩ rằng một chuyến thăm như thế sẽ tạo ra một tác động lớn, nhưng chuyến thăm chứng tỏ rằng thủ tướng Malaysia muốn công nhận và cam kết với các lãnh đạo Kitô giáo, và tiến tới mở rộng quan hệ ngoại giao, nó là một bước đi tích cực".
Fui Soong, Giám đốc điều hành của Trung tâm Cam kết Chiến lược, nói: “Tôi không nghĩ rằng một chuyến viếng thăm như thế là đủ để nói rằng tôi đang làm một cái gì đó về nó. Mọi người muốn nhìn thấy các hành động cụ thể''.
Nhiều Kitô hữu vẫn đang chờ đợi một câu trả lời dứt khoát từ tòa án phúc thẩm, rằng từ ngữ Allah không phải là từ ngữ được sử dụng độc quyền của cộng đồng Hồi giáo. (CNA 18-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa (Vietcatholicnews)