GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ cần mẫn

BÀI 2. HỌC TẬP CHỮ CẦN
CẦN MẪN
1. Thế nào là cần mẫn?
      Người cần mẫn, hay chuyên cần, là người siêng năng ham làm việc và làm kỹ lưỡng đến nơi đến chốn.
2. Tính xấu nghịch với đức cần mẫn là gì?
      Nghịch với đức tính cần mẫn là tính lười biếng: Đó là tính xấu làm cho người ta ham ở nhưng, sợ công việc, sợ khó nhọc, nhất là sợ việc bổn phận, việc đạo đức...
      Tính lười biếng biểu lộ ra ngoài qua thái độ ơ hờ, trễ nải, lừng khừng, không thiết tha với công tác hoặc có làm thì làm cẩu thả, làm lấy có, lấy rồi.
3. Làm thế nào để tập tính cần mẫn?
    a. Để tập tính cần mẫn, ta phải năng suy niệm và tự nhủ mình:
    -  Làm việc là luật chung của trời đất, “Chim có cánh để bay, người có tay để làm”.
    -  Có làm việc, các tài năng của ta mới có dịp phát huy.
    -  Có làm việc, các nhu cầu mới được thỏa mãn.                
    -  Kẻ lười biếng thường mắc nhiều tật xấu, vì “nhàn cư vi bất thiện”.
    -  Thế giới chưa đổi mới vì người ta còn quan niệm một sự thánh thiện ngoài bổn phận.
   b. Luyện tập làm việc từ việc dễ đến việc khó, từ nhỏ đến lớn.