Thánh JUSTIN Tử đạo
(c. 165)
Lược sử
Thánh Justin là một giáo dân và triết gia Kitô Giáo
đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo. Nhờ các văn bản
ấy, chúng ta biết về cuộc đời ngài.
Thánh Justin sinh ở
Flavia Neapolis, Samaria khoảng năm 100, cha mẹ ngài là người ngoại giáo, gốc Hy
Lạp. Ngài được giáo dục kỹ lưỡng và đặc biệt yêu thích khoa hùng biện, thi ca
và sử học. Khi còn trai trẻ, ngài bị thu hút bởi triết thuyết Plato. Tuy nhiên,
ngài nhận thấy chỉ có Kitô Giáo mới trả lời được những thắc mắc lớn lao về
đời sống và sự hiện hữu.
Qua những tài liệu
Kitô Giáo cũng như việc quan sát các gương anh hùng tử đạo, Thánh Justin đã trở lại Kitô Giáo
khi ngài 30 tuổi. Ngài tiếp tục mặc áo choàng của các triết gia thời bấy giờ,
và trở nên triết gia Kitô Giáo đầu tiên. Ngài tổng hợp Kitô Giáo với các yếu
tính đặc sắc nhất trong triết lý Hy lạp. Theo quan điểm của ngài, triết lý
là một nhà mô phạm của Đức Kitô, một nhà giáo dục dẫn đưa người ta đến với Đức
Kitô.
Thánh Justin nổi tiếng
là một người biện giáo thời bấy giờ. Ngài đi đây đó và tranh luận với các người
ngoại giáo, lạc giáo và Do Thái Giáo. Khi người Kitô tiếp tục bị bách hại bởi
nhà cầm quyền, ngài đã công khai bảo vệ Kitô Giáo qua lời giảng dạy cũng như
văn bản. Trong các sáng tác của ngài, hiện nay chúng ta vẫn còn giữ được hai
bản văn gửi cho hoàng đế Rôma và cho Thượng Viện.
Sau cùng ngài bị bắt
và bị đưa ra trước quan tổng trấn Rôma là Rusticus. Khi được yêu cầu thờ cúng
tà thần, Thánh Justin trả lời, "Người có suy nghĩ đúng đắn không vì sự giả
trá mà chối bỏ sự thật."
Thánh Justin bị chém
đầu ở Rôma năm 165.
Suy niệm 1 : Giáo
dân
Thánh Justin là một giáo dân và triết gia
Kitô Giáo đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo.
Danh hiệu giáo dân được hiểu là tất cả
những Kitô hữu không thuộc hàng giáo sĩ và bậc tu trì được Hội Thánh công nhận,
nghĩa là những tín hữu đã được tháp nhập vào Thân Thể Chúa Kitô nhờ Phép Thanh
Tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và
vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ. Họ là những người đang thi hành
sứ mạng của toàn dân Kitô giáo trong Hội Thánh và trên trần gian theo phận vụ
riêng của mình...
Ơn gọi riêng của giáo dân là tìm kiếm Nước
Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa.
Họ có nhiệm vụ đặc biệt là soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên
hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng được thực hiện và phát triển theo
thánh ý Chúa Kitô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Chuộc (LG 31).
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp thành phần giáo dân ý thức về sứ mạng quan trọng của mình
trong đời sống Hội Thánh.
Suy niệm 2 : Triết
gia
Thánh Justin là một giáo dân và triết gia
Kitô Giáo đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo.
Là quan thầy các triết gia, Thánh Justin
khích động chúng ta hãy dùng các sức mạnh tự nhiên (nhất là sức mạnh của sự
hiểu biết) để phục vụ Đức Kitô, và để hình thành đời sống Kitô Giáo trong nội
tâm chúng ta.
Vì con người dễ bị sai lầm, nhất là đối với
các vấn đề sâu xa của đời sống và sự hiện hữu, chúng ta cũng phải sẵn sàng sửa
đổi và kiểm soát lại tư duy chúng ta trong sự soi dẫn của chân lý Kitô Giáo. Do
đó, chúng ta mới có thể nói như các thánh nhân uyên bác của Giáo Hội: Tôi tin
để có thể hiểu, và tôi hiểu để có thể tin.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin ban đức tin cho chúng con để nhờ nền tảng vững chắc này chúng
con sử dụng sự khôn ngoan hầu đào sâu thêm niềm tin.
Suy niệm 3 : Ngoại
giáo
Thánh Justin sinh ở Flavia Neapolis,
Samaria khoảng năm 100, cha mẹ ngài là người ngoại giáo, gốc Hy Lạp.
Là người ngoại giáo, cha mẹ ngài thực thi
bổn phận giáo dục con cái cách kỹ lưỡng và dĩ nhiên về mặt nhân bản và trí
thức. Chính vì thế Justin tích lũy được nhiều đức tính nhân bản căn bản và đặc
biệt yêu thích khoa hùng biện, thi ca và sử học.
Thánh sử Máccô cũng xuất thân từ một gia
đình không phải kitô giáo. Và ngài cũng được phụ mẫu giáo dục kỹ lưỡng với các
đức tính nhân bản cần thiết, nhờ đó sau khi trở lại đạo, ngài có đủ điều kiện
để hoàn thành sứ mạng làm cọng sự viên cho tông đồ Phaolô (Plm 24) và sau đó là
Phêrô (1Pr 5,13), cũng như là một trong bốn vị thánh sử đã ghi chép Phúc Âm.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp các bậc phụ huynh chu toàn bổn phận giáo dục con cái.
Suy niệm 4 : Kitô
Giáo
Justin nhận thấy chỉ có Kitô Giáo mới trả
lời được các thắc mắc lớn lao về đời sống và sự hiện hữu.
Con người ở đâu cũng như bất cứ thời đại
nào đều mang nhiều nỗi thắc mắc, đặc biệt về nguồn gốc của vũ trụ và của mình.
Người ta gặp trong các tôn giáo và các văn hóa cổ xưa nhiều huyền thoại về vấn
đề nguồn gốc. Nhưng Justin chỉ tìm được câu trả lời chính xác ở Kitô Giáo mà
thôi.
Vì đức tin Kitô Giáo không phải là “đạo thờ
Sách” nhưng là đạo do “Lời Thiên Chúa”, “không phải một lời được viết ra và câm
lặng, nhưng là Ngôi Lời nhập thể và hằng sống” (Thánh Bênađô, gài giảng về kẻ
được sai đi 4,11).
* Lạy
Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã chỉ cho chúng con con đường tốt nhất trong
mọi nẻo đường tìm về quê trời, đó là Kitô Giáo.
Suy niệm 5 : Trở lại
Justin đã trở lại Kitô Giáo khi ngài 30
tuổi.
Nhờ vào những tài liệu Kitô Giáo cũng như
việc quan sát các gương anh hùng tử đạo, ngài đã trở thành người kitô hữu.
Một đóng góp quan trọng chúng ta ghi nhận
được ở công cuộc trở lại của Justin, đó là việc ngài đọc được các tài liệu Kitô
Giáo, nhất là không chỉ nội dung ngài chọn đọc mà còn là cách đọc đến mức tiêu
hóa để biến thành chính bản thân.
Ngoài ra phải kể đến một kích thích tố đáng
quan tâm, đó là tấm gương soi của các vị anh hùng tử đạo, những người đã dùng
mạng sống mình để minh chứng giá trị của niềm tin Kitô Giáo. Justin chẳng những
quan sát cách khách quan bằng đầu óc, mà ngài còn cảm kích tận thâm tâm cách
sâu xa và biến thành hành động chủ quan được trở nên giống họ là sống chết vì
niềm tin Kitô Giáo.
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con say mê đọc lời Chúa và chiêm ngắm tấm gương Chúa
để mỗi ngày mỗi được nên giống Chúa hơn.
Suy niệm 6 : Triết
lý
Theo quan điểm của ngài, triết lý là một
nhà mô phạm của Đức Kitô, một nhà giáo dục dẫn đưa người ta đến với Đức Kitô.
"Triết lý là sự am tường những gì hiện
hữu, và là sự hiểu biết rõ ràng về chân lý; và hạnh phúc là phần thưởng của sự
am tường và sự hiểu biết đo" (Thánh Justin, Đối Thoại Với Trypho, 3).
Con người với ánh sáng của lý trí có thể
nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa qua các công trình của Người, cho dù sự hiểu
biết đó nhiều khi bị lu mờ và lệch lạc vì lầm lẫn. Vì vậy đức tin giúp xác nhận
và soi sáng lý trí, để hiểu biết cách chính xác chân lý này (Sách Giáo Lý số
286).
* Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết sử dụng lý trí để tìm hiểu nhưng luôn dưới
sự soi sáng của đức tin.