Lời Chúa cntn 22a _ theo Chúa thì phải vác thánh giá

THEO CHÚA THÌ PHẢI VÁC THÁNH GIÁ
Tôi có bao giờ “than trách” Thiên Chúa vì những điều tôi không được cũng như những tình trạng tôi không muốn?  
Bs. Nguyễn Tiến Cảnh M.D.
Qua bài Phúc Âm hôm nay (Mt 16:21-27), Mathieu cho chúng ta biết Đức Giêsu báo trước cuộc khổ nạn của người lần thứ nhất. Cùng mang tư tưởng đó, Marco (Mc 8:31-33) có ý đính chính ý nghĩa chức thiên sai của đức Giêsu mà có người hiểu lầm là một chức vụ vinh quang, quyền quí trần thế. Sự tiên đoán về cuộc khổ nạn trong Mathieu là nói về những đau buồn phiền muộn của “Con Người”. Mathieu viết theo Tân Ước bản Hy Lạp nên giống như một đoạn tuyên cáo của Phaolo trong thư gửi tín hữu 1Corinto 15:4 và Hosea 6:2 mà nhiều người cho là có ảnh hưởng của Cựu Ước vì tuyên bố Đức Giêsu sống lại vào ngày thứ ba.
Mấy chữ “từ lúc đó” (Mt 16:21) là Mathieu có ý nhấn mạnh rằng việc đức Giêsu mạc khải về nỗi đau khổ và cái chết sắp xẩy ra của người là dấu chỉ một giai đoạn mới của Tin Mừng Phúc Âm. Tiếp theo ngay sau lời tuyên xưng của Phêrô về đức Giêsu tại Caesarea Philippi, đức Giêsu “bắt đầu tỏ lộ cho các môn đệ là người phải lên Jerusalem và chịu đau khổ trong tay những kỳ mục, các thượng tế và kinh sư, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21). Nhưng khi nghe vậy thì Phêrô kéo đức Giêsu ra một chỗ vắng và nói nhỏ: “Thưa Thầy, Thiên Chúa không muốn vậy. xin Người đừng để điều đó xẩy ra cho Thầy” (Mt 16:22). Nhưng đức Giêsu quay lại và nói với Phero: “Satan, lui lại sau ta. Anh đang cản lối ta đi, vì tư tưởng của anh không phải do Thiên Chúa mà do loài người” (16:23).
PHÊRÔ TỪ CHỐI CUỘC KHỔ NẠN VÀ CÁI CHẾT CỦA CHÚA
Phêrô từ chối không chấp nhận cuộc khổ nạn và cái chết của đức Giêsu bị coi như Satan không nhận chương trình Thiên Chúa đã định cho đức Giêsu, và để cho các môn đệ nhớ lại hình ảnh Chúa đuổi quỉ khi hắn mưu toan cám dỗ Người (Mt 4:10: “Hỡi Satan! Hãy xéo đi”. Danh xưng Satan của Mathieu còn được thêm vào trong Marco và nhấn mạnh bằng câu “mi là đá tảng cản lối ta.” Sẵn sàng theo chúa Giêsu là phải hy sinh mạng sống mình vì Người và là điều kiện cần để trở thành môn đệ đích thực. Thiên Chúa sẽ trả công bội hậu vào giờ phán xét sau cùng (Mt 16:24-28).
Khi không chấp nhận cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa, Phêrô có hậu ý gì? Phêrô lên tiếng để gây bối rối hoảng sợ cho các môn đệ khác khi đức Giêsu tuyên bố cuộc khổ nạn sắp tới của Người. “Thưa Thầy, điều này không thể xẩy ra được! Thầy không nên nói vậy. Không công bằng và không đúng”. Phản ứng như vậy chứng tỏ Phêrô chẳng hiểu gì về màu nhiệm Thiên Chúa nơi việc làm của đức Giêsu và trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Phêrô và các môn đệ phải đối đầu với một thực tế đầy khó khăn nguy nan trước kế hoạch của Thiên Chúa mà theo lý luận loài người thì hoàn toàn không thể chấp nhận được. Để có thể chịu đựng những đớn đau kinh khủng bởi tay những cường quyền tôn giáo lúc đó là phải vác thánh giá và chịu chết. Đó có phải là tất cả gánh nặng mà đức Giêsu phải gánh? Đó không phải là những khuyến khích và lợi ích? Phải chăng tốt hơn cả là đừng xóa bỏ thánh giá và đau khổ khỏi toàn thể chương trình? Điều đó có thực sự cần thiết không? Phải chăng vì đức Giêsu quá buồn phiền nản chí nên mới thốt ra những lời như vậy?
Ngoài ra, có người nghĩ rằng vì Phêrô quá yêu mến đức Giêsu nên không muốn Chúa phải đau khổ và chịu chết, nên mới thốt ra lời để rồi bị Chúa quở trách. Chúng ta ngày nay, đôi khi vì dị đoan nên cho là lời Chúa nói trước về cuộc khổ nạn là “nói gở”. Chúng ta có nên thông cảm cho Phêrô không?
TỪ “ĐÁ TẢNG” ĐẾN “ĐÁ CẢN”
Mới tuần trước tại thành Caesarea Philippi, Phêrô được gọi là “ĐÁ TẢNG”. Bây giờ thì là “Đá Cản! Gây Gương Mù Gương Xấu!” Đức Giêsu muốn nhắc Phêrô là anh ta chẳng hiểu gì cả về thực tế màu nhiệm của kế hoạch Thiên Chúa đã vạch ra cho anh ta, mỗi người chúng ta và toàn thể nhân loại.
Đức Giêsu nói với các môn đệ là nếu họ muôn theo Người thì họ phải tự từ bỏ mình, vác thập giá và đi theo Người (Mt 16:24). Điều đó có ý nghĩa gì? Phải chăng là “tự từ bỏ mình”? Từ bỏ một người là không chấp nhận người đó nữa; từ bỏ mình là không công nhận mình la trung tâm của sự hiện hữu của mình nữa. Hãy nhớ lại, có một lúc Phêrô đã từ chối bạn và là Thầy là Chúa của ông: “Tôi không biết người đó là ai!”(Mt.26:74) Đối với cá nhân mỗi người chúng ta cũng vậy thôi. Một khi tự tôi từ chối tôi thì có nghĩa là tôi không còn coi mạng sống tôi là của tôi nữa, tôi không còn nghĩ về tôi nữa –tôi không còn là trung tâm điểm vũ trụ của tôi nữa. Tuy nhiên, hành động đó không ngừng tại đấy: Toàn thể sức mạnh còn lại nối tiếp tôi với đức Giêsu là lời mời gọi của Người “Hãy Theo Ta.” Tất cả mọi sự nói trước đây và sau này là những đòi hỏi cần thiết khả dĩ có thể yêu mến đức Giêsu, ở lại với người và tiếp tục ở lại với người mãi mãi.
THEO ĐỨC GIÊSU
Giáo huấn của đức Giêsu cho nhóm nhỏ 12 môn đệ được tóm gọn như sau: “Bất cứ ai chấp nhận nghe theo tiếng gọi riêng cho mình là Hãy theo Ta, thì phải chấp nhận Ta như chính con người của ta vậy.” Theo Chúa Giêsu có nghĩa là phải chấp nhận đau khổ và thập giá! Dấu chỉ của đấng thiẻn sai cũng phải trở thành dấu chỉ của các môn đệ của người. Họ đứng đàng sau Người, rồi bước theo Người và đi lên Jerusalem. Điều đó nói lên đầy dủ ý nghĩa của thập giá phải vác theo chúa Giêsu, không phải trong hành trình đau khổ đơn côi, phân vân tuyệt vọng hay nổi loạn, mà đúng ra là trong một hành trình chấp nhận chịu đựng, được nuôi dưỡng bới sự hiện diện của Thiên Chúa. Đức Giêsu yêu cầu chúng ta can đảm chọn lựa cuộc sống giống như cuộc sống của chinh người. Tất cả những ai theo chúa Giêsu thì không thể thoát khỏi đau khổ. Con đường của Thiên Chúa không phải là con đường của chúng ta –ngày nay chúng ta được khuyến khích thi hành con đường của chúng ta sao cho giống như con đường của Thiên Chúa.
PHÂN BIỆT ƯỚC MUỐN CỦA THIÊN CHÚA
Vì Đức Kitô ra dấu chỉ chấm dứt luật Maisen là luật sơ khởi để hướng dẫn dân Chúa, nên thánh Phaolo tỏng đồ, trong thư gửi tín hữu Roma (12:1-2) đã cắt nghĩa cho người Kitô hữu cách thưc thi hành nhiệm vụ đối với nhau và với nhà nước -dưới ánh sáng ân sủng công chính hóa bởi đức tin. Luật Maisen gồm cách chỉ dẫn hy lễ hy sinh và những nghi lễ phụng tự khác. Phúc Âm, trái lại, mời gọi các tín hữu hiến dâng thân xác mình như là một lễ vật sống động (12:1). Thay vì giới hạn trong những tôn chỉ pháp luật đặc biệt, người Kitô hữu được tự do dùng phán đoán chính xác của mình trước nhiều quyết dịnh khác nhau đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày. Phaolo mời gọi người Kitô hữu “tự cải biến cuộc sống mình bằng cách canh tân tư tưởng ý nghĩ của mình làm sao để có thể phân biệt đước ước muốn của Thiên Chúa là gì, cũng như ước muốn nào tốt, hoàn hảo và đẹp lòng Chúa” (12:2).
NẮM BẮT MÀU NHIỆM ĐỨC KITÔ
Trong bài giảng Thánh Lễ kết thúc Ngảy Giới trẻ Thế Giới tại Căn cứ Không Quân Cuatro Vientos ở Madrid, Y Pha Nho hôm Chúa Nhật 21-8-2011, Biển Đức XVI nói, đây thuộc phạm vi Niềm Tin vào đức Giêsu Kitô.
Niềm Tin thì hơn cả những dữ kiện thực nghiệm hay lịch sử. Nó là khả năng nắm bắt màu nhiệm về con người đức Kitô ở những chiều sâu của nó. Tuy nhiên Niềm Tin không phải là kết quả cố gắng của con người và lý luận của họ, nhưng là một tặng phẩm do Thiên Chúa ban cho: “Phúc cho ngươi, Simon con Jonah! Vì không phải máu thịt loài người mạc khải cho anh điều đó, mà là Cha ta ở trên trời.” Niềm Tin khởi đầu từ Thiên Chúa, Người mở lòng chúng ta và mời gọi chúng ta chia sẻ với cuộc đời của chính Thiên Chúa. Niềm Tin không đơn thuần cung cấp tin tức cho biết ai là đức Kitô, mà thực ra nó xâm nhập vào tình liên đới cá nhân chúng ta với đức Kitô, chinh phục toàn thể con người chúng ta cùng với tât cả mọi hiểu biết, ước vọng và cảm nghĩ của chúng ta bởi Thiên Chúa tự mặc khải cho ta biết. Vậy vấn nại đặt ra về đức Giêsu: “…Nhưng các anh gọi thầy là ai?” sau cùng là một thách đố cho mỗi một môn đệ phải tự quyêt định. Niềm Tin vào đức Kitô và tình môn đệ là những gì liên kết chặt chẽ và thắm thiết với nhau.
Vì Niềm Tin liẻn quan đền hành động “bước theo Thầy”, nên nó phải liẻn tuc trở thành mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và trưởng thành hơn, đến độ có thể dẫn đưa tới tình môn đệ với đức Giêsu gẩn hơn và mãnh liệt hơn. Phêrô và các môn đệ khác cũng phải lớn lên theo đường hướng đó, cho đến khi cuộc trùng phùng của họ với Thiên Chúa Phục Sinh mở mắt họ để họ tin tưởng hoàn toàn.
Các bạn trẻ thân mến,
Hôm nay, đức Kitô cũng hỏi các bạn cùng một câu hỏi mà Người đã hỏi các tông đồ khi xưa: “Các anh gọi Thầy là ai?” Hãy trả lời Người với lòng quảng đại và can đảm cho xứng hợp với những tâm hồn trẻ trung như các bạn. Hãy nói nới Người: “Thưa đức Giêsu, con biết Chúa là Con Thiên Chúa đã hy sinh mạng sống vì con. Con đặt tin tưởng của con trong tay Chúa và con đặt tất cả mạng sống của con trong tay Chúa. Con muốn Chúa là nguồn sức mạnh và mọi niềm vui của con và không bao giờ rời bỏ con.”
SỨ MỆNH CĂN BẢN CỦA GIÁO HỘI
Trở lại Lineamenta trong Thượng Hội Đồng các Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa vào tháng 10 năm 2012, chúng ta thấy có một nối kết đặc biệt giữa bài Phúc âm hôm nay và đoạn #10 với nhan đề “Việc đơn độc làm mục vụ Phúc Âm Hóa hồi sơ khai và viêc Tân Phúc Âm Hóa”:
Tân Phúc Âm Hóa là tên đặt cho kế hoạch của Giáo Hội một lần nữa đem ra thi hành sứ mệnh căn bản, căn tính và lý do hiện hữu của mình. Do đó, nó không chỉ giới hạn trong những vùng đã định sẵn, mà là cách cắt nghĩa và đem ra thực hành các di tặng của các tông đồ trong và vì thời đại của chúng ta hiện nay. Với kế hoạch tân phúc âm hoa, Giáo Hội ước mong đem trình bày sứ điệp duy nhất của mình vào thế giơi ngày nay và những bàn luận hiện nay, tức tuyên xưng vương quốc Nước trời, được khởi đầu từ đức Giêsu Kitô. Không có phần nào của Giáo Hội bị loại trừ ra khỏi kế hoạch này. Các Giáo Hội Kitô giáo có nguồn gốc cổ phải đương đầu với nạn có nhiều giáo hữu bỏ không thực hành niềm tin; các giáo hội trẻ trung, qua tiến trình chưa được khai hóa phải được liên tục thăm dò hầu cho phép họ mang Tin Mừng Phúc Âm vào cuộc sống hàng ngày, một tiến trình không phải chỉ để thanh tẩy và nâng cao văn hóa lên, mà –trên hết mọi sự- phải khai mở nền văn hóa mới của Tin Mừng Phúc Âm. Nói một cách tổng quát, mỗi cộng đồng Kitô giáo cần phải tự tái tham gia vào chương trình chăm lo mục vụ xem ra có vẻ ngày càng trở nên khó khăn hơn và có nguy cơ trở thành thông lệ nhàm chán. Do đó ít có khả năng thông truyền mục đích căn gốc của nó.
Tân Phúc Âm Hóa đồng nghĩa với sứ mệnh, đòi hỏi khả năng làm mới lại, vượt qua biên giới và mở rộng chân trời. Tân phúc âm hóa thì đối nghịch với tự mãn, co rút về với chính mình, tình trạng tâm lý và tư tưởng như xưa khiến chương trình mục vụ đơn thuần vẫn như cũ không có gì thay đổi. Ngày nay, thái độ “mọi việc như thường lệ” không còn là một đặc biệt nữa. Một số Giáo Hội địa phương đã tham gia chương trình làm mới lại, đã xác nhận một sự kiện là Giáo Hội nên kêu gọi tất cả mọi cộng đồng Kitô giáo đánh giá việc thực hành mục vụ của mình dựa trên căn bản của chương trình truyền giáo và những hoạt động của .nó
SUY NIỆM TRONG TUẦN
1- Ở thế giới ngày nay, khi nêu vấn nại về Thiên Chúa thì có những trở ngại chính nào và những cố gắng nào có nhiều thách đố nhất? Khi đặt câu hỏi như vậy thì kết quả sẽ ra sao?
2- Tôi có bao giờ “than trách” Thiên Chúa vì những điều tôi không được cũng như những tình trạng tôi không muốn? Cuối cùng, tôi đã học hỏi được gì qua những cảm nghiệm ấy? Tôi có trưởng thành hơn do những trải nghiệm ấy không?
3- Có phải những mong mỏi của tôi về Đức Giêsu là ai và Người muốn gì nơi tôi đã làm cho tôi khép kín và chống lại bất cứ cái gì vượt quá những biên giới ấy? Tôi đã có ý tưởng về đức Kitô và ước mong của người thê nào? Chúng bám rễ vào cái gì? -Sự thật được lan truyền bởi niềm tin công giáo hay cái gì khác?
4- Khi nào thì tôi hy sinh vì niềm tin của tôi, gia đinh tôi hay cái gì khác? Chúng được thi hành một cách miễn cưỡng hay với một thái độ vui vẻ?
Fleming Island, Florida
August 27, 2014
Fxavvy@aol.com
NTC