GIÁO LÝ PHÚC ÂM
CHÚA NHẬT VI QUANH NĂM A
CHÚA NHẬT VI QUANH NĂM A
I.Giáo Huấn Phúc Âm
Chúa Giêsu xuất hiện như một Môsê mới: Thành
lập dân mới với lề luật mới.
Luật mới dựa trên và kiện toàn luật cũ.
Kiện toàn bằng cách: Chu toàn lề luật từ nội
tâm chứ không hệ tại việc đánh giá theo hình thức bên ngoài. Đặt trọng tâm nơi:
sống hoà bình, yêu thương và tha thứ cho nhau.
II. Vấn nạn Phúc Âm
Phúc
Âm Thánh Matthêô chương 5: Lãnh tụ mới và Giáo huấn mới
Phúc
Âm Thánh Matthêô 5:1-12 được đọc trong Chúa Nhật IV, mùa quanh năm cử hành hôm 30.1.2011
nói về việc Chúa Giêsu xuất hiện từ trên núi như Môsê ban bố Bát Phúc làm hiến
chương Nước Trời, thành lập dân mới, dân Thiên Chúa trong thời Tân Ước.
Xin
được ghi lại bát phúc để chúng ta có cái nhìn toàn bộ của Chương 5 trong Phúc
Âm Matthêô:
Phúc
cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ.
Phúc
cho những ai than khóc, vì sẽ được an ủi.
Phúc
cho người khiêm nhường, vì sẽ hưởng đất hứa làm gia nghiệp.
Phúc
cho những ai đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ.
Phúc
cho người hay thương xót, vì sẽ được xót thương.
Phúc
cho những ai có lòng trong sạch, vì sẽ được gặp Thiên Chúa.
Phúc
cho người hoà giải, vì sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa.
Phúc
cho những ai bị bách hại vì sự công chính, vì nước thiên đàng thuộc về họ.
Phúc
cho anh em khi bị sỉ nhục, bách hại, vu khống vì cớ tôi.
Hãy
vui thoả và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng của anh em trên thiên đàng là lớn
lắm.
Nằm
chung với bài giảng trên núi hay tiếp nối tám mối phúc thật trên là vai trò của
công dân nước Thiên Chúa ở giữa trần đời:
“Chính anh em là muối cho đời! Chính anh em là
ánh sáng cho trần gian!” như trong bài Phúc
Âm Thánh Matthêô 5:13-16 được đọc trong Chúa Nhật V quanh năm, ngày 6.2.2011
vừa qua.
Nằm
chung với bài giảng trên núi hay tiếp nối tám mối phúc thật và lệnh truyền làm muối
mặn và ánh sáng cho đời là việc chu toàn lề luật của người công dân trong Nước
Chúa mà chúng ta nghe hôm nay, Chúa Nhật VI mùa quanh năm, Phúc Âm Thánh
Matthêô 5:17-37.
Chu toàn những lề luật nào và chu toàn lề
luật như thế nào? Chu toàn luật công bình chính trực: Luật cũ dạy: “Chớ giết người, ai giết người thì đáng bị
ra toà”
Luật mới: “Ai
giận anh em mình thì đã phải đưa ra toà rồi. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc,
thì phải đưa ra trước thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản
đạo, thì phải bị lửa hoả ngục thiếu đốt”
So
sánh:
Luật
cũ: chỉ thành tội khi đã có hành động bên ngoài như đánh hay giết.
Luật mới: Đã là tội và bị luật phạt dù chỉ
giận trong lòng hay mắng mỏ ngoài miệng, dù chưa gây hại gì đến thân thể cả.
Chu
toàn luật phụng vụ tế tự:
Luật
mới: “Vậy, nếu khi anh em sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với mình, thì
hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với anh em ấy đã, rồi trở lại
dâng lễ vật của mình. Anh em hãy mau mau dàn xếp với đối phương…”
Như
vậy, Chúa không vui lòng hay không khấn nhậm của lễ dâng tiến, nếu dâng lễ với tâm
hồn thù nghịch hay giữ lòng bất hoà với người khác. Luật tế tự hay phụng vụ
phải thực hiện trong tình thương yêu huynh đệ với người khác. Ngắn gọn, không
thể kính Chúa mà thiếu lòng yêu người. Hay yêu người và thờ phượng Chúa chỉ là
hai lãnh vực không thể tách biệt trong cuộc sống công dân Nước Trời.
Chu
toàn luật thanh khiết:
Luật
cũ: Chớ ngoại tình
Luật mới: Chỉ cần thèm muốn thoả mãn lòng dục
với ai đó là đã phạm tội ngoại tình rồi. Khữ trừ dứt khoát những gì làm dịp
phạm tội, dù thiết thân và đau đón như móc mắt, chặt tay…
Luật
hôn nhân vĩnh viễn
Luật
cũ: Có thể bỏ vợ với chứng từ ly dị.
Luật mới: Vĩnh hôn! Vợ chồng phải sống với
nnhau cho đến mãn đời.
Thành
thật trong lời ăn tiếng nói:
Luật
cũ: Tin vào lời thề, dù lấy tên Chúa thề gian.
Luật mới: Không cần thế thốt gì cả. Không phải
mượn danh Chúa để mà thề gian nói dối. Sống thành thật: Có nói có! Không nói
không. Nói dối là chuyện của ma quỷ.
Toàn
bộ chương 5 Phúc Âm Thánh Matthêô là một hiến chương nước trời hay luật sống áp
dụng cho công dân mới trong nước Thiên Chúa. Đó là: giữ tám mối phúc thật. Đó
là chu toàn nhiệm vụ làm muối và ánh sáng và đó là chu toàn mọi lề luật không
phải chỉ bên ngoài nhưng từ trong tâm hồn. Và lề luật lớn nhất là thờ phưọng
Thiên Chúa và sống hoà thuận với mọi người. Công dân trong nước Chúa sống như
một gia đình: Có Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau.
Luật
Cựu Ước, cụ thể là Mười Điều Răn Chúa là luật Chúa.
Luật
Tân Ước, cụ thể là Tám mối Phúc Thật hay Hiến Chương Nước Trời cũng là luật Chúa.
Tại sao ngay từ đầu Chúa không ra luật hoàn chỉnh một lần cho xong, để rồi bây
giờ phải nói là “Thầy đến không phải để bãi bỏ mà để kiện toàn”?
Lề
luật Môsê là luật Chúa, nhưng chúng ta cũng dễ nhận ra những điểm bất toàn như
sau:
Coi
nhẹ yếu tố cá nhân, nhưng đặt nặng vai trò tập thể, hay xã hội thời ấy nói
chung.
Thí
dụ: Nếu ngươi tuân giữ lệnh truyền của Ta, Ta sẽ chúc phúc cho ngươi và con
cháu ngươi hay Ta sẽ tru diệt kẻ thù ngươi….
Phần
thưởng Chúa ban cho người tuân giữ luật là những gì hoàn toàn vật chất và trần
thế.
Thí
dụ: Ngươi sẽ được đất nước ấy làm sản nghiệp và mọi dân nước sẽ làm nô lệ
ngươi. Hay “Ta sẽ trrả thù cho ngươi!”
Coi
nhẹ yếu tố nội tâm, chỉ nhắm vào những khả thị bên ngoài.
Thi1
dụ: Ngày Sabát không được đi quá 150 bước. Đi ra đường gặp người ngoại giáo là
ô uế, về nhà phải thanh tẩy. tắm rửa. Phải giữ luật thanh tẩy trước khi ăn mới
là lành thánh.
Coi
nhẹ sự thành tâm tự giác mà chú trọng đến khống chế, ép buộc.
Thí
dụ: Đàn bà ngoại tình thì phải bị ném đá cho đến chết. Hay được quyền trả thù theo
luật: mắt thế mắt mà răng đền răng.
Chúa
là Đấng hoàn thiện hoàn hảo mà lại có thể ra những luật lệ bất toàn như thế sao?
Bất
toàn làm người ta nghĩ đến những sai sót. Không, luật Cựu Ước, tức Luật Môsê không
có sai sót nhưng ở mức độ thấp so với luật Tân Ước. Luật được thiết lập hay ban
hành theo tiến trình của thể lý, của tâm trí và văn hoá xã hội nơi con người
sinh sống.
Con
người đã có mặt trên quả địa cầu hàng triệu năm rồi. Chúng ta không rõ con
người lúc đầu như thế nào. Ông Charles Darwin chủ trương thuyết tiến hoá và cho
con người bởi khỉ mà ra. Thuyết tiến hoá Darwin không phải được mọi người nhìn
nhận. Tuy nhiên tất cả mọi người đều biết rằng: Con người ngày nay khác với con
người 100 năm trước, khác với con người 1000 năm trước và phải rất khác với con
người hàng triệu năm trước. Một ngàn năm trước, Bộ tộc Lạc Việt ở phía Nam được
gọi là Giao Chỉ, vì khoảng cách hai ngón chân bành to ra. Ngày nay không ai còn
tìm thấy người Giao Chỉ hai ngón chân bành to nữa.
Lịch
sử loài người có thời văn minh đồ đá hay thời đá đẽo. Tức thời tiền văn minh. Sinh
hoạt con người không khác gì với những loài vật khác. Lúc đó chắc chắn rằng con
người khi đến tuổi dạy thì và đòi hỏi sinh lý thì giao hợp với người khác phái
thôi. Đó là tự nhiên! Chúa chắc không thể ra luật cấm ngoại tình hay giữ một vợ
một chồng lúc đó hay hôn phối họ máu hàng dọc bị triệt tiêu. Trình độ hiểu biết
của con người lúc đó không hiểu thế nào là tình nghĩa vợ chồng và việc giao hợp
nam nữ.
Mới
cách nay 60 năm thôi, thời Tự Lực Văn Đoàn, Quyển tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của
Nhất Linh cho chúng ta thấy là cô vợ cả không sinh con phải đi lấy vợ lẻ cho chồng
đẻ con cho nhà chồng. Bà Sara đi lấy Aga cho chồng mình là Ông Abraham để có con
là Ismael. Hai con gái của Ông Lot phục rượu cho Ông say để ông ăn ở với mình
và có con với ba mình.
Cách
nay 25 năm thôi, không ai hiểu nỗi có ngày hôm nay, một lá thư gửi đi cả một vòng
trái đất chỉ mất có một giây như thư điện tử ngày nay. Cũng không lâu lắm trước
đây, ai có thể tưởng tượng ra rằng: hai người yêu nhau có thể thấy nhau và tâm
sự với nhau qua hệ thồng viễn thông Skype.
Tiến
hoá, tiến bộ hay phát triển văn mình xảy ra từng ngày, trên từng con người và trong
những xã hội khác nhau. Nên lề luật của Chúa trong Cựu Ước cần kiện toàn, không
vì sai, nhưng cho phù hợp với trình độ phát triễn tâm trí của con người. Một
cách dễ hiểu: Không ai đi dạy về hy sinh bác ái cho đứa trẻ mới vào lớp mẫu
giáo. Không ai có thể nói về Thiên Chúa Ba Ngôi cho những em học sinh lớp một.
Không ai khổ công đi giải thích về ly dị hay ngoại tình hay đơn hôn và vĩnh hôn
cho một người theo đạo Hồi.
Nên
luật Cựu Ước không sai, nhưng đã được áp dụng và mang ích lợi cho những con
người sống cách nay hơn ba ngàn năm. Luật Tân Ước, cũng là luật Chúa, đến kiện
toàn luật Cựu Ước và đã được áp dụng nhằm mang ích lợi cho thời Tân Ước. Luật
nầy đã được tiếp tục áp dụng và giải thích phù hợp cho từng thời đại cũng như
từng nơi chốn trong thế giới ngày nay.
Từ đó,
chúng ta mới có 1752 khoản Giáo Luật cho Giáo Hội Tây Phương và 1546 khoản luật
cho Giáo Hội Công Giáo Đông Phương. Tất cả là để kiện toàn và mang ích lợi cho
phần rỗi các linh hồn ở mỗi thời đại và hoàn cảnh văn mình.
III. Thực hành Phúc Âm
Tránh
những câu nói vô ích làm con người dễ xa nhau!
Chúa
cho con người xử dụng ngôn ngữ để hiểu nhau, để cảm thông và để xây dựng xã hội
văn minh tiến bộ. Tuy nhiên, nhiều khi người ta dễ xa nhau hay sinh ra bất bình
vì những câu nói vô ích và gây bất hoà.
Năm
1989, trại tỵ nạn Pulau Bidong ở Mã Lai qui tụ một số những anh em chủng sinh từ
những miền khác nhau: Trung, Nam Bắc… Có một anh em chủng sinh người Huế giỏi
và thông minh, nhưng lại quá tự hào về xứ Huế của mình. Anh em ấy biết tôi chưa
đến Huế bao giờ, nên đã mạnh miệng nói với tôi vài lần rằng: Người Việt Nam mà
không biết Huế, chết còn sướng hơn! Tôi không muốn mạt sát để trả đũa anh em
mình, nhưng cũng đã phải nói: Nếu đừng nói câu đó thì tốt hơn!
Khi
vào Chủng Viện Canada năm 1991, tôi mừng quá sức vì gặp một anh em chủng sinh Việt
Nam tu dòng và học trong Chủng Viện. Khi biết tôi ở trại tỵ nạn mới sang và học
làm linh mục cho địa phận, tức linh mục triều. Thầy ấy đã nói với tôi: Sang
dòng mà tu, tu bên địa phận, chưa học được mấy chữ thì đã làm cha rồi. Thầy chê
là linh mục triều học dốt. Đây cũng là ý chung của nhiều người, chứ không gì
của riêng ai. Nhưng tôi nghĩ: Sao lạ vậy ta, mình mới gặp Thầy ấy lần đầu, mừng
muốn chết, sao Thầy lại nói chi những lời chê bai nầy?
Năm
2002, đi tham dự tuần Tu Đức ở Rôma, nghe tôi nói giọng người Miền Nam, một Cha
đã hơi đứng tuổi ở Mỹ đã nói: Mấy cái anh vùng bốn chỉ có biết ăn nhậu! Tôi hơi
nghiêm giọng và nhái giọng Miền Bắc của Cha ấy: Xin cụ đừng quơ cả nắm! Xin cụ
đừng đánh cả cụm ạ!
Hoà
bình hay hoà thuận rất quí báu! Bất hoà hay chiến tranh, hận thù ân oán thường bắt
đấu bằng những lời nói vô ích, nhiều khi rất ấu trĩ và bộc lộ tính kiêu căng,
khinh người nơi chúng ta. Người trưởng thành và khôn ngoan nên tránh những lời
nói dễ gây bất hoà. Vì phải để của lễ trước bàn thờ mà đi làm hoà với anh em
mình trước.
Phương
Châm Sống Thọ
Không biết vì cao niên hay vì sợ chết mà tôi
luôn chủ trương tìm cách sống lâu, sống thọ và sống hữu ích. Một trong những
cách sống thọ là giữ tâm hồn bình an và “vô tư!” Một trong những cái làm tôi
thành hữu ích là luôn tìm việc làm để phục vụ, không màng chuyện cám ơn hay
tiền thù lao… Mong sao công việc có ích cho mọi người. Vì mình đâu có sống
lâu…mất giở vô ích trong những bất bình, tranh chấp hay hơn thua… Tất cả làm
giảm thọ.
Sống không giận, không hờn, không oán trách.
Sống mìm cười với thử thách chông gai.
Sống vươn lên theo nhịp nắng ban mai
Sống an hoà với những người chung sống
Sống là động như lòng luôn bất động
Sống là thương, không vấn vương đáp trả
Sống thanh cao, danh lợi mãi coi thường
Tâm
bất biến giữa giòng đời vạn biến.
Cũng
có thể lì xì cho nhau như trong dịp đón Tết vui xuân: Năm mới xin năm đồng:
Đồng
tin, đồng cậy, đồng lòng, đồng nhân bác ái, đồng tâm hiếu hoà.
Lm. Phêrô
Trần thế Tuyên