Chúa muốn ta cảm tạ Chúa, để Chúa lại ban ơn
cho ta, nhất là ơn cứu độ muôn đời.
Bài tin mừng thuận
lại khi Chúa đi Giêrusalem, Ngài qua biên giới giữa Galilea và Samaria thì có 10
người hủi đứng xa xa kêu lên: “Lậy
Thầy Giêsu xin thương chúng tôi.”
Họ đứng xa, là vì
thời Chúa, những người bị bệnh cùi phải sống biệt cư, không được
đến gần những người lành mạnh. Bệnh cùi làm họ nhức nhối đau đớn
đã vậy, mà họ còn bị đau khổ vì luật lệ xã hội rành buộc. Những
người hủi không được cắt tóc cạo râu, khi ra ngoài phải mặc áo rách
để người ta nhận thấy mình mắc bệnh mà xa lánh. Nếu có ai gặp
người cùi thì phải hô to: “Đồ dơ đồ
dơ” để mọi người biết mà xa họ.
Động lòng thương
Chúa Giêsu bảo mười người cùi này đi trình diện các thầy tư tế. Nói
thế nghĩa là Chúa chấp nhận cho họ khỏi bệnh. Khi họ đi thì quả
thực, cả mười người này được khỏi. Được khỏi một chứng bệnh nan y,
đau khổ như thế, mà ta thử đoán xem được bao nhiêu nghĩ tới ơn Chúa,
nghĩ tới việc cảm tạ Chúa? Mười người được khỏi bệnh cùi mà chỉ
có một người trở lại cảm tạ Chúa. Chính Chúa cũng buồn vì lòng
bạc bẽo của con người, nên Ngài mới nói:
“Mười người không
được khỏi cả sao? Chín người khi đâu, mà chỉ có người này trở lại
cảm ơn Thiên Chúa?”
Chúng ta thấy con
người đễ dàng quên ơn, dễ phụ bạc đến mức độ nào!
* Như vậy một điểm ta cần ghi nhớ để giúp tâm hồn ta
luôn luôn được bình an, tránh bực tức, giận dữ, khổ tâm: khi làm ơn
cho người ta, mà rồi kết cục không được người nghĩ tới ta, đền đáp
ơn huệ của ta.
Một thương gia ở
Texas đã giận dữ kéo dài hơn 11 tháng trời, và mỗi lần nhắc tới câu
truyện sau đây ông vẫn luôn tỏ vẻ bực tức. Ông không thể quên nó được:
Ngày lễ Giáng Sinh ông đã thưởng người giúp việc một số tiền lớn
là 10.000 mỹ kim – mỗi người được thưởng 330 mỹ kim – mà không một
người nào cảm ơn ông hết. Ông chua chát phàn nàn:
“Tôi ân hận đã thưởng cho họ. Thiệt một xu cũng không
đáng cho họ.”
Đãng lẽ oán hận
như vậy, ông cũng nên tự hỏi: tại sao ông không được các người làm
công cảm ơn. Có thể vì ông đã trả công cho họ quá ít, hoặc bắt họ
làm nhiều quá, có thể họ nghĩ rằng tiền thưởng lễ Giáng Sinh không
thật là là tiền thưởng mà cũng là một thứ tiền công, có thể rằng
ông hay bắt bẻ quá không ai dám lại gần, nên không ai nghĩ tới việc
cảm ơn chủ. Cũng có thể họ cho rằng sở dĩ ông thưởng họ, vì nếu không
thưởng, thì số lời cũng phải đem đóng thuế gần hết thôi…
Về phương diện
khác, thì người làm công có thể là ích kỷ, hoặc thiếu giáo dục,
có thể như thế kia, có thể như thế nọ, về điều này chúng ta không
biết gì hơn.
Bác sĩ Samuel
Jonhson nói:
“Lòng biết ơn là kết quả của một nền giáo dục cao
điểm, hạng người thô lỗ không có đức ấy”
Nếu bạn cứu được
một mạng người, thì bạn có mong người đó tỏ lòng mang ơn bạn không?
Chắc chắn là có. Vậy mà ông Samuel Leobowitz, trước làm luật sư, sau
làm quan tòa đã cứu được 78 người khỏi án tử hình. Thế nhưng không
một người nào tỏ lòng biết ơn ông, hoặc chịu khó gửi cho ông một
bức thiệp chúc mừng năm mới!
Chúa Giêsu, đã chữa
mười người hủi khỏi bệnh, thế mà chỉ có duy nhất một người quay
lại cảm ta Chúa.
Chúng ta thử đặt
câu hỏi:
“Tại sao ta gia ơn cho người khác có là bao nhiêu, mà lại
mong được nhiều người biết ơn ta hơn Chúa Giêsu?”
Về vấn đề tiền
bạc cũng vậy, cũng đừng hy vọng nhiều hơn. Charles Schwab đã có lần
cứu được một người giữ tiền ngân hàng. Người này thụt két, lấy
tiền đi đầu cơ. Charles Schwab phải bỏ tiền riêng cả ngàn đồng để trả
ngân hàng đó, để y khỏi ngồi tù. Nhưng rồi sau đó chính y trở lại
phản ông, tố cáo và nói xấu ông.
Chính Charles Carngie
cũng đã cho người bà con của ông tới một triệu mỹ kim. Nhưng rồi khi
Charles Carnegie qua đời, thì người bà con này đã thóa mạ ông chỉ vì
Charles Carngie đã cho các hội từ thiện những 365 triệu kim mỹ mà chỉ
cho người bà con này có một triệu thôi!
Như vậy đó! Bản
tính con người thời đại nào cũng là bản tính con người và trong đời
chúng ta cũng đừng mong đợi sự thay đổi của bản tính này.
Tại sao chúng ta không
có óc thực tế của Mare Aurèle, một vị minh quân hiền triết của đế quốc La mã.
Ông đã viết vào nhật ký như vầy:
"Hôm nay tôi sẽ gặp những kẻ đa ngôn, những kẻ ích kỷ, tự
phụ, và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên hoặc bất thình lình vì
tôi không tưởng tượng được một thế giới mà lại thiếu mặt những con người
ấy."
* Vì con người dễ quên ơn, nên Đạo ta luôn nhắc nhở ta phải nghĩ
tới những ân huệ Chúa ban mà cảm tạ Chúa.
Thời Cựu Ước, nhiều
người chỉ chú trọng việc dâng của lễ, chiên bò, dê, hoa trái đầu mùa v.v. mà bỏ
qua đời sống công bằng, bác ái, coi thường tinh thần yêu mến cảm tạ Chúa, do đó
trong thánh vịnh 49 từ câu 9 đến câu 13, ta thấy Chúa phán:
"... Ta không cần
gì trong bầy gia súc các ngươi, là vì tất cả gia súc và ngàn vạn súc vật trên
núi đồi, đều là của ta. Ta biết rõ mọi loài chim ta có, ta có đói, ta cũng
không cần nhờ vả các ngươi, là vì cả vũ trụ và mọi vật trên trái đất cũng là
của ta, vậy các ngươi hãy dâng lên ta lời ngợi khen, cảm tạ."
Ngày nay mỗi lần đi dự
Thánh Lễ, ta thấy linh mục đọc:
"Lạy cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu chúng
con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo, và sinh ơn cứu độ
cho chúng con..."
Ta tự hỏi: "Tại sao lại phải tạ ơn Chúa mọi nơi,
mọi lúc, khi nào Chúa ban ơn thì ta tạ ơn Chúa, chứ cần gì phải tạ ơn Chúa mọi
nơi mọi lúc?"
Thực ra, chúng ta phải
tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, là vì mọi nơi mọi lúc, ta đang hưởng ân huệ Chúa
ban. Giả như bây giờ, một người chúng ta bị ngã xuống giếng sâu, sắp bị chết
ngộp, người đó mới nhận ra, khí trời đang thở thật cần thiết và quan trọng...
Nhưng chúng ta đang thở khí trời, thì ta đâu có chịu nghĩ khí trời là hồng ân
Chúa ban cho ta.
Chúng ta có thể thắc
mắc:
"Cảm tạ Chúa, ta
có thêm gì cho Chúa không?"
Chính Giáo Hội đã trả
lời câu hỏi này trong kinh tiền tụng chung thứ IV: Thật ra Cha không cần chúng
con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng
của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn
đời...
Đó là chân lý đặc biệt
của đạo; được tạ ơn Chúa là một hồng ơn cao cả, Chúa muốn ta cảm tạ Chúa, để
Chúa lại ban ơn cho ta, nhất là ơn cứu độ muôn đời, nói cho dễ hiểu: muốn được
cứu rỗi, muốn được hưởng hạnh phúc đời đời, ta phải nghĩ tới việc tạ ơn Chúa
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
- Đề tựa của Lm. HK