LÒNG
TIN CỦA CON ĐÃ CỨU CHỮA CON
Mang thân phận tội lỗi, mọi người đều như nhau trước tình yêu Chúa, chỉ
có một khác biệt căn bản ở cách đón nhận tình yêu Chúa.
Một thiếu nữ tìm đến Ấn độ xin gia nhập Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêxa.
Theo luật Dòng, trong
ngày đầu tiên mới đến, chị được mời sang Nhà Hấp hối, ngôi
nhà đón tiếp những người sắp chết. Mẹ Têrêxa nói với cô gái: “Chắc là con đã nhìn thấy linh mục dâng lễ, con đã thấy ngài chạm đến Thánh Thể với sự chăm chú và yêu thương xiết bao. Vậy con cũng hãy đi và làm như thế tại Nhà Hấp hối, vì con sẽ tìm thấy Chúa Giêsu nơi thân thể những người anh em khốn khổ …”
Người thiếu nữ vâng lời ra đi… rồi cô trở lại với nụ cười rạng rỡ như chưa từng có, cô vui vẻ thốt lên: “Thưa Mẹ, con đã sờ được vào Thân thể Chúa Giêsu suốt ba tiếng đồng hồ!”
Khi Mẹ Têrêxa
hỏi thêm, cô kể rằng: “Con đến Nhà Hấp hối thì người ta vừa mang đến một người ngã xuống một hố sâu, mình mẩy đầy những vết thương lở loét và hôi thối. Con đã đến tắm rửa băng bó cho anh. Con biết mình làm như thế là đã chạm được đến Thân thể Chúa Giêsu.”
Giúp cho một người được chết xứng với phẩm giá của con người là ý định của Mẹ Têrêxa khi lập ra Nhà Hấp hối. Còn xiết bao kỳ diệu hơn, là
công việc của Ngôi Hai Thiên Chúa khi nhập thể làm người để làm cho
mọi người được sống sự sống của con
Thiên Chúa!
Đúng thế, tội lỗi đã làm cho con người đánh mất vẻ đẹp cao
quí của ơn gọi làm người và
không còn xứng đáng
được làm con Chúa. Một sự mất mát có thể sánh ví
bằng hình ảnh của người phong cùi. Người Do thái coi bệnh cùi là hậu quả và dấu hiệu của tội lỗi, một sự thối rữa từ đáy sâu tâm hồn: “trong
lúc nổi giận với các tư tế thì trán vua bị cùi ngay trước mặt các tư tế, trong Nhà Đức Chúa, bên cạnh bàn thờ dâng hương… và này vua đã bị cùi ở trán. Họ vội vàng trục xuất vua ra khỏi đó; ngay chính vua cũng vội vã đi ra, vì đã bị Đức Chúa đánh phạt” (2 Sbn
26,19-20).
Người cùi phải xé rách y phục - dấu hiệu của sự đau đớn; để đầu trần và dùng khăn che râu lại như khóc
than cho cái chết của chính mình; phải tránh xa mọi người, không
được nói chuyện với người qua đường, và
khi thấy ai đến gần phải la to lên: “ô uế! ô uế!”
Cũng như bệnh phong cùi, tội lỗi cũng có thể bắt đầu từ một vết nhỏ bé nhưng dần dần lan rộng và làm cho tâm hồn bị biến dạng, từng chút từng chút
làm toàn thân tan rã và nên ô uế bất xứng với Thiên Chúa.
Tội lỗi hạ thấp phẩm giá
con người, làm cho Dân
Chúa cũng phải xếp cùng
hàng với dân ngoại: những người cùi Do thái ở cùng một nhóm với người
Samaria mà trước đây họ vẫn coi là
nhơ bẩn.
Nếu ta cảm phục chị nữ tu nọ khi chị chăm sóc một bệnh nhân như chăm sóc chính Chúa Giêsu thì còn biết phải nói gì
hơn ngoài những lời ngợi khen
và tạ ơn ta phải dâng lên Chúa vì Ngài không chỉ chạm đến, mà còn ôm ấp và mang lấy chính
thân phận tội lỗi của ta.
Tình yêu của Chúa
không chịu bất kỳ một giới hạn nào: “lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích!” (2Tm 2,9). Mang thân phận tội lỗi, mọi người đều như nhau
trước tình yêu Chúa, chỉ có một khác
biệt căn bản ở cách đón nhận tình yêu Chúa. Dù là dân ngoại nhưng Naaman cũng đã tuyên xưng: “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en”; còn người
Samaria, dù đi đến với tư tế của người
Samaria nhưng anh đã quay lại mà lớn tiếng ngợi khen và tạ ơn
Thiên Chúa. Những người kia đã được chữa lành bên ngoài, chỉ mình anh được cứu chữa trong
tâm hồn: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”
Phúc âm Luca đã đưa việc gặp và chữa lành mười người cùi vào ‘hành trình đi lên Giêrusalem’ của Đức Kitô,
khi Người đi qua biên
giới giữa Samaria và Galilêa, để cho thấy Đức Kitô là Đấng Cứu thế của muôn dân: “Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân”.
Có người nằm mơ một giấc mơ đáng
sợ. Ông thấy mình đứng trước một biệt thự nguy nga, bên trong có hai hành lang với hai hàng chữ: “Bên
phải dành cho người công giáo, bên trái cho dân ngoại”.
Không do dự, ông
theo hành lang bên phải. Đi một lát,
ông thấy một lối rẽ khác, với bảng chỉ dẫn: “Bên phải dành cho người có đức tin vững mạnh, bên trái dành cho kẻ ích kỷ”.
Ông đi vào lối rẽ phải, lại gặp một bảng chỉ dẫn khác: “Bên
phải dành cho ai có đời sống thánh thiện, bên trái dành cho những người tội lỗi”.
Một lần nữa ông chọn bên phải. Đang hân hoan rảo bước thì
ông gặp một cảnh tượng hãi hùng ở cuối hành
lang ấy: cảnh hoả ngục với muôn
vàn hình khổ không sao tả xiết làm
cho ông hoảng hốt rú lên và giật mình thức dậy. Ông tự hỏi sau một lúc
bàng hoàng: “Đây là mơ hay là thực?”
Ước gì tôi
đừng bao giờ tự cho
mình là xứng đáng dựa vào những gì
bên ngoài, mà chỉ biết ngợi khen
và tạ ơn Chúa đã yêu tôi dù tôi bất xứng, để xứng đáng
nghe Chúa nói: “Lòng tin của con đã cứu chữa con!"
Lm. HK