Hãy tìm hiểu ý nghĩa đau khổ, biết
sống nhẫn nhục, chịu đựng, biết sống quên mình, thì ta sẽ tìm được
hạnh phúc trong chính các đau khổ của ta và đau khổ lại trở thành
niềm vui cho ta.
Đạo của ta có
những tổ chức, những tu hội dành cho những người muốn sống tận hiến
cho Chúa, nghĩa là sống theo những lời khuyên của Phúc Âm. Chẳng
những họ bỏ tất cả của cải, mà họ còn bỏ chính con người của họ,
khi khấn đức vâng lời (bỏ ý riêng của họ), khấn đức khó nghèo (bỏ
mọi của cải), và khấn đức trong sạch (bỏ mọi thú vui xác thịt).
Nhưng đó chỉ là một thiểu số được Chúa đặc biệt kêu gọi đi vào con
đường trọn lành, sống trọn vẹn, rập theo khuôn mẫu đời sống của
Chúa, còn đối với phần đông của chúng ta: Chúa khuyên chúng ta biết
sống siêu thoát: đừng ham hố, lạm dụng của cải, sống trong sạch trong
bậc sống của mình.
Riêng việc vác
Thánh Giá hàng ngày theo Chúa, thì là lời khuyên buộc mọi người, là
vì cuộc sống của bất cứ ai cũng có Thánh Giá, tức là những đau
khổ con người phải gánh chịu: đau khổ do cuộc sống gia đình (giữa cha
mẹ con cái, giữa vợ chồng, giữa anh chị em trong cùng một nhà) đau
khổ do những người chung quanh gây ra. Ta còn phải gánh chịu các đau
khổ khác như bệnh tật, thiếu thốn, như những sự chia ly ngoài ý
muốn, như thời tiết nóng lạnh v.v.
Thực ra thì không
một ai có thể thoát đau khổ, và đối với một số người không hiểu ý
nghĩa đau khổ, thì cuộc đời chỉ là biển khổ, như câu truyện sau đây:
Xưa có một ông vua
tuổi đã cao, mà vẫn chưa đọc được một cuốn sách nào. Bộ sách nhà
vua ước ao đọc nhất, là bộ “lịch sử loài người”: Bộ sách thì dày,
gồm hàng trăm tập, mà đời của ông từ mái đầu xanh đến lúc tóc điểm
bạc: không lúc nào được rảnh rang. Ông luôn sống trên lưng ngựa, nằm
sương gối tuyết, trên bãi chiến trường. Nay phải ngăn chặn nước kia
đến xâm lăng, mai phải đi chinh phục một nước khác. Ông chỉ thấy có
gươm giáo và máu lửa. Ông rất ân hận vì chưa đọc được một trang sách
nào của thánh hiền, nhất là chưa biết chút ít gì về lịch sử loài
người. Tới khi đất nước đã hòa bình, ông được rảnh rỗi ông muốn
thời gian còn lại để đọc cho kì được bộ lịch sử loài người. Nhưng
tuổi nhà vua đã cao, mà bộ sách lại quá nhiều tập. Biết sức mình
không thể đọc hết bộ sách, cho nên nhà vua mới ra lệnh cho viên sử
quan đọc và rút ngắn lại. Với sụ giúp đỡ của một bạn tu thư gồm 50
người, viên sử quan bắt tay, ngày đêm, miệt mài làm việc, viên sử quan
này cùng với ủy ban soạn thảo đã rút ngắn bộ sách lịch sử thành
10 cuốn. Khi viên sử quan này trình lên nhà vua bộ sử đã rút ngắn,
nhà vua nhìn bộ sách gồm mười tập, và đo lường tuổi tác của mình,
nhà vua cũng cảm thấy không đủ sức để đọc hết mười tập này. Nhà
vua dề nghị với ủy ban cố gắng rút ngắn lại hơn. Sau năm năm làm
việc thêm, ủy ban soạn thảo đã rút ngắn bộ sử này thành năm cuốn.
Nhưng ủy ban dâng bộ sử đã rút gọn thành năm cuốn lên nhà vua, thì
cũng chính là lúc nhà vua đã già yếu nằm chờ chết trên giường
bệnh. Và rồi, biết mình không thể đọc được chỉ một trang sách thôi,
nhà vua mới nói với viên sử quan là xin tóm tắt lịch sử loài người
thành một câu ngắn gọn. Suy nghĩ một lát, vị sử quan tâu lên vua rằng:
“Tâu đức vua, lịch sử loài người được tóm tắt trong câu
sau: Con người từ khai thiên lập địa tới ngày nay là; sinh ra, đau khổ,
rồi chết’’
Nhà vua gật đầu,
đôi môi khô héo của nhà vua nhở một nụ cười. Tỏ vẻ mãn nguyện, vì
đã biết được lịch sử loài người… rồi nhà vua tắt thở.
Tuy nhiên coi cuộc
đời chỉ là “sinh ra, đau khổ, rồi chết ” đó là một quan niệm hoàn
toàn bi quan, không hiểu được ý nghĩa cuộc đời, cũng không hiểu được
ý nghĩa đau khổ. Chúa bảo chúng ta vác thánh giá mà theo Chúa, nhưng
rồi Chúa lại bảo:
“Ách của ta thì êm ái, gánh của ta thì nhẹ nhàng”
Như vậy là tuy ai
cũng gặp đau khổ, tuy ai cũng có Thánh Giá để vác, nhưng nếu biết
vác vì lòng mến Chúa, vác để lập công phúc, vác để tôi luyện ý
chí, vác với tất cả can đảm, kiên nhẫn, thì mọi Thánh Giá sẽ trở
nên êm ái và nhẹ nhàng.
Không được người ủi
an, không được người yêu mến, không được người hiểu cho mình, có thể
đối với ta là tủi nhục, là đau khổ, nhưng Thánh Phanxicô Assisicô hằng
ngày lại cầu xin Chúa cho mình biết tìm an ủi người hơn được người
ủi an; tìm yêu mến hơn được người mến yêu; tìm hiểu người hơn được
người thông cảm cho mình.
Như vậy chúng ta
hãy tìm hiểu ý nghĩa đau khổ, biết sống nhẫn nhục, chịu đựng, biết
sống quên mình, thì ta sẽ tìm được hạnh phúc trong chính các đau khổ
của ta và đau khổ lại trở thành niềm vui cho ta.
Để kết luận chúng
ta hãy ghi nhớ mấy lời sau đây được trích trong “Gương Chúa Giêsu “
cuốn II, chương 12
Câu nói sau đây
làm nhiều người chói tai: “Hãy bỏ mình, vác thánh giá, và theo
Chúa”.(Lc 9,23; Ga 6,61)
Nhưng ngày tận
thế, còn chói tai biết mấy khi nghe: “Hãy đi khỏi mặt ta, đồ bất
lương, hãy vào lửa muôn đời.” (Mt 25,4)
Ai ngày nay
thành tâm nghe và theo huấn từ của thánh giá, ngày đó phải nghe án
phạt muôn đời. Thánh giá này sẽ hiện ra trên đời, khi Chúa đến đoán
sử muôn dân. (Mt 24,30…)
Lúc đó những
tôi trung của thánh giá, những người đã trót đời sống cuộc sống của
Chúa Giêsu bị đóng danh, sẽ đầy tin tưởng tiến lại gần Chúa, đấng
phán xét họ.
Phải vác thánh
giá mới được vào nước trời, vậy tại sao ta lại ngại vác thánh giá?
Thánh giá là
phần rỗi, thánh giá là sinh mệnh, thánh giá là chuẫn che chở khỏi
kẻ thù.
Thánh giá là
phần êm dịu trên trời, là sức mạnh của tâm hồn, là vui mừng của lý
trí.
Nhân đức hoàn
hảo, và thánh thiện thiện tột bậc cũng ở thánh giá. Không có phần
rỗi linh hồn, không có hi vọng sống đời đời, nếu không có thánh giá.
Hãy vác thánh
giá mà đi theo Chúa Giêsu để được sống đời đời.
Chúa đã vác
thánh giá đi trước bạn, đã chết trên thánh giá vì bạn, để bạn cũng
mang lấy thánh giá, và ước ao trên thánh giá
Vì “ có chết
với Chúa, bạn sẽ sống lại với Chúa “ (Rm 6,8)
Nếu bạn đã
đồng khổ, tất cả sẽ đồng vinh với Chúa.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm
- Đề tựa của Lm. HK