Mỗi
khi tôi xử tệ với người khác là chính lúc tôi xử tệ với Chúa. Và đó là lý do tại
sao tôi không được gặp Chúa.
Đời
tôi là một chuyến đi. Đi từ ngày nọ sang ngày kia, đi từ khát vọng này qua khát
vọng khác. Chẳng lúc nào tôi không ước mơ. Không sự gì làm tôi no thỏa.
Trong
mọi ước muốn nhỏ to, hình như tôi đã tìm hoài một hạnh phúc vô biên. Ban đầu
tôi không hiểu. Nhưng sau tôi biết được hạnh phúc vô biên tôi tìm chính là
Thiên Chúa.
Tìm
Chúa, đó là nỗi băn khoăn lớn nhất đời tôi. Tôi đọc kinh, xưng tội, rước lễ, suy
gẫm nhiều cách khác để tìm Ngài. Nhưng đã bao lần tôi tự hỏi: Tôi đã thật sự gặp
Chúa chưa? Không phải một Chúa xa lạ mơ hồ, nhưng là một Chúa thân mật, sống động,
một Chúa tên là: “tình yêu.’’ (1 Gioan 4,8). Có cách nào tốt giúp tôi gặp được
Chúa không?
Để
tìm giải đáp, tôi đã nhìn lên núi sọ chiều thứ sáu tuần thánh. Phân tích kỹ tôi
thấy rằng:
Hạng
người thứ nhất đã không được gặp Chúa, đó là những kẻ qua đường.
Kinh
Thánh ghi: “Có những kẻ qua đường thấy Chúa bị đóng đinh thì cười chê và nói:
“Ông này có tiếng hay làm phép lạ. Ông bảo ông dám phá đền thờ, rồi nội trong
ba ngày sẽ làm lại y nguyên. Sao lúc này không cứu mình đi?’’ (Mt 27, 39 - 40).
Nghe
thế, Chúa Giêsu làm thinh không trả lời gì. Và những kẻ qua đường chỉ thấy một
người có vẻ đáng khinh. Họ không nhận ra người đó chính là Thiên Chúa.
Tại
sao? Thưa vì họ nhẫn
tâm.
Gặp
một người đang đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần mà không chút xót thương, lại
còn nỡ lòng chế nhạo. Không an ủi được một lần thì chớ, họ còn sỉ nhục thêm.
Thái độ nhẫn tâm của họ đã cản trở họ gặp được Chúa.
Hạng
người thứ hai không gặp được Chúa, đó là những trưởng tế và luật sĩ.
Theo
Phúc âm, thì các trưởng tế và luật sĩ đã thách thức Chúa rằng: Nếu ông là vua
Israel thì hãy xuống khỏi thập giá đi rồi chúng tôi sẽ tin. (Mt 27, 42 - 43).
Tại
sao? Thưa vì họ ác tâm.
Chính
họ đã bôi nhọ thanh danh Chúa. Chính họ đã bày mưu bắt Chúa. Chính họ đã bỏ vạ
và xúi dân xin giết Chúa. Bây giờ, Chúa như là kẻ ra hàng thất trận, đã bị hành
hạ đến cực độ. Thế mà họ vẫn chưa thỏa lòng, họ còn muốn làm nhục thêm. Thái độ
ác tâm của họ đã làm họ không được gặp Chúa.
Hạng
người thứ ba đã không được gặp Chúa, đó là những binh lính khi đã thi hành án lệnh
giết Chúa.
Bài
thương khó kể rằng: mấy người lính đóng đinh Chúa vẫn ngẩng mặt lên chế giễu
Chúa rằng: Ông xưng ông là vua Do Thái, có giỏi thì nhảy xuống đi, thì bọn tôi
sẽ tin. (Lc 28, 36 - 37).
Nghe
thế, Chúa Giêsu làm thinh không trả lời gì.
Và
các lính đó đã nhìn Chúa như một tử tội. Họ không nhận ra người đó chính là
Thiên Chúa.
Tại
sao? Vì họ dã
tâm.
Đành
rằng họ phải đóng đinh Chúa theo lệnh thượng cấp. Nhưng họ đã đi quá giới hạn
nhiệm vụ. Không ai buộc họ phải khích bác Chúa. Nhưng họ làm vì mị dân và dã
tâm. Thái độ dã tâm của họ đã không cho họ được gặp Chúa.
Hạng
người thứ bốn đã không được gặp Chúa, đó là kẻ trộm bên tả.
Phúc
âm thuật: Một kẻ trộm bên tả quay sang nói khích Chúa rằng: Nếu ông là vị cứu
thế, thì hãy cứu mình và cứu tôi đi! (Lc 23, 39 ). Nghe thế, Chúa Giêsu làm
thinh không trả lời gì. Và kẻ trộm đó chỉ gặp một người như tội nhân hèn hạ. Hắn
không nhận ra người đó chính là Thiên Chúa.
Tại
sao ? Thưa vì hắn tiểu
tâm.
Hắn
đã biết đau khổ là gì. Đáng lý ra hắn phải biết thông cảm với người cùng chung
hoàn cảnh. Đàng này, hắn lại còn chế nhạo khích bác. Ngoài ra, hắn còn ích kỷ.
Có ba người cùng thụ án, mà hắn chỉ nghĩ tới việc cứu hắn. Còn anh trộm bên hữu
thì sao? Thái độ tiểu tâm của hắn ngăn trở hắn gặp được Chúa.
Hạng
người thứ năm đã gặp được Chúa, đó là kẻ trộm bên hữu.
Ông
không nhẫn tâm vào hùa đám đông như kẻ qua đường. Nhưng một mình ông dám lên tiếng
nói Chúa là người vô tội.
Ông
không ác tâm như các trưởng tế, và luật sĩ, chủ tâm hạ Chúa xuống đất đen.
Nhưng ông nói: “Khi nào lên trời, xin nhớ tới tôi.” (Lc 23, 42). Có nghĩa là:
Ông là người lành, người thánh, ông sẽ lên Thiên đàng. Ông cũng không dã tâm
như bọn lính. Ông phân biệt ai đáng tội, ai không. Ông nói: “Chúng tôi chịu tội
thì đáng lắm. Còn ông này có làm gì nên tội?’’ (Lc 23, 41). Ông cũng không tiểu
tâm như kẻ trộm bên tả. Vì thái độ bênh đỡ Chúa một cách công khai và mạnh mẽ của
ông đã an ủi Đức Mẹ rất nhiều.
Tóm
lai, cái bí quyết giúp kẻ trộm bên hữu gặp được Chúa chính là sự ông biết
thương người. Ông thấy cạnh ông có một người bị đau đớn cực khổ, ông động tình
thương. Ông để ý thì thấy người ấy bị oan, nên ông lên tiếng bênh. Chỉ một mình
ông dám bênh, khi cả ngàn người đồng thanh kết án. Ông dám nói, đang khi không
một ai, dù các người thân tín nhất của Chúa, dám hé môi nói nửa lời an ủi Chúa.
Thấy
ông có lòng thương người thực sự, Chúa liền ban ơn cho ông nhận biết Chúa: “Hôm
nay ông sẽ về Thiên đàng với tôi’’ (Lc 24, 43). Ông đã được gặp Chúa.
Nhìn
lại, tôi thấy lo sợ.
Biết
đâu xưa nay tôi cũng như bốn hạng người trên. Mỗi khi tôi xử tệ với người khác
là chính lúc tôi xử tệ với Chúa. Và đó là lý do tại sao tôi không được gặp
Chúa.
Lạy
Chúa, con xin Chúa giúp con biết thương người. Con nhìn nhận thương người là đường
dẫn tới Người. Chúa đợi con đằng sau những người đau khổ. Xin giúp con biết yêu
thương họ, để qua họ, con sẽ được gặp Chúa lòng con luôn khát vọng.
Trích
từ cuốn "Nói với chính mình"
Tác
giả: + GB. Bùi Tuần