Ứng viên phong thánh: Lm. Emil Kapaun
Các cựu binh như Mike Dowe, William Funchess, Robert Wood, Robert McGreevy và Herb Miller, đa số là người Tin Lành, đã suốt mấy chục năm qua vẫn viết thư hoặc trả lời phỏng vấn để nói về lòng can đảm anh dũng của Kapaun.
Emil Kapaun là linh mục
ở Kansas được
tưởng nhớ vì hành động anh dũng trong chiến tranh Hàn quốc và bị bắt làm tù
nhân chiến tranh tại Bắc Hàn, và được Tổng thống Obama trao tặng Anh dũng Bội
tinh vì đức tính can trường.
Cựu nghị sĩ Kansas là
Todd Tiahrt đã nhận thông báo của Ngũ Giác Đài về việc chuẩn bị cho buổi lễ sẽ
diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 11-4-2013, và Lm. Kapaun cũng sẽ được tôn vinh
vào ngày 12 tháng 4 tại Ngũ Giác Đài.
Hy vọng Tổng thống
Obama cũng sẽ trao huân chương cho chị dâu của Lm. Kapaun, bà Helen, và các con
của bà. Chính Tổng thống đã gọi điện cho bà Helen (nhà ở tại Bel Aire) hồi
tháng 12-2012 để nói về tin tức này.
Bà Helen đã 83 tuổi,
nhiều năm qua bà vẫn nói rằng nếu em chồng của bà được trao Anh dũng Bội tinh,
bà sẽ không tới tham dự buổi lễ được nhưng bà sẽ bảo các con tới tham dự. Bà
nói: “Người ta thật hãnh diện vì được Tổng thống Mỹ mời”.
Cựu binh Pompeo đã hai
lần gặp nhân viên Tòa Bạch Ốc để kể thêm một số chi tiết về Lm. Kapaun, thúc đẩy
việc trao Anh dũng Bội tinh cho người bạn là Lm. Kapaun. Cựu binh Roberts nói rằng
các cựu binh đều muốn Kapaun còn sống, và các cựu binh sẽ tới tham dự nghi lễ
vinh danh Lm. Kapaun.
Cựu binh Pompeo nói: “Tôi thúc giục Tòa Bạch Ốc mau tiến hành để
nhiều cựu binh còn có thể tham dự buổi lễ đó. Lúc này chúng tôi càng thân nhau
hơn”.
Người ta hy vọng Ngũ
Giác Đài sẽ mời vài người bạn tù của Kapaun cùng tới tham dự buổi lễ. Họ đã sống
sót sau thời gian bị bắt tù trong thời chiến chống lại quân đội Trung quốc hồi
cuối thập niên 1950, ngay sau khi Trung quốc tham chiến trong chiến tranh Hàn
quốc.
Hiện nay, các cựu binh
này đều ở đã trên dưới 80 tuổi, chính họ đã vận động suốt 60 qua để thuyết phục
Hoa Kỳ trao Anh dũng Bội tinh cho tử sĩ Lm. Kapaun. Họ cũng vận động Giáo hội
Công giáo phong thánh cho Lm. Kapaun. Tòa thánh Vatican
vừa hoàn tất cuộc điều tra và đang cân nhắc vấn đề.
Các cựu binh như Mike
Dowe, William Funchess, Robert Wood, Robert McGreevy và Herb Miller, đa số là
người Tin Lành, đã suốt mấy chục năm qua vẫn viết thư hoặc trả lời phỏng vấn để
nói về lòng can đảm anh dũng của Kapaun. Họ nói rằng Kapaun luôn chạy băng qua
mưa đạn để cố gắng đưa các thương binh đến nơi an toàn trong suốt mấy tháng đầu
của cuộc chiến.
Họ nói rằng vẫn Kapaun
hành động can đảm ngay tại trại tù, và tại đây Kapaun đã mất hồi tháng 5-1951.
Họ nói rằng Kapaun đã cứu sống hằng trăm binh sĩ bằng cách dùng đức tin và kỹ
năng trui rèn từ gia đình tại nông trại gần Pilsen.
Trong trại tù, Kapaun
đã uốn những tấm thiếc thành những chiếc nồi để các bạn tù có thể nấu nước sôi,
dù điều này bị cấm. Kapaun bắt chấy rận cho các bạn tù, rồi lấy trộm thực phẩm
của trại tù để cho các bạn tù không chết đói.
Trong cái giá lạnh dưới
0 độ, nhiều người cảm thấy tuyệt vọng, nhưng Kapaun vẫn thuyết phục họ giữ niềm
hy vọng. Hằng trăm người đã chết rũ tù, nhưng vẫn có hằng trăm người sống sót.
Cựu binh Dowe, ở Houston,
nói: “Tôi rất vui vì cuối cùng điều đó
cũng xảy ra, và xảy ra ngay khi nhiều người biết Kapaun đã cố gắng tại trại tù
Bắc Hàn vào mùa Đông đầu tiên, và nay tôi làm chứng về những thành công của
Kapaun”. Còn Funchess nói: “Thật kỳ lạ!
Tôi vẫn hồi hộp chờ đợi, tôi rất vui khi nghe tin này”.
Ông Funchess cho biết
rằng ông đã gặp Kapaun trong trại tù hồi tháng 2-1951. Lúc đó, ông Funchess đã
không có nước uống suốt 3 tháng, phải ăn tuyết để giữ sự sống. Ông gặp một người
có râu trong bộ quần áo rách tả tơi khom người trên đống lửa, điều này bị các
cai tù cấm ngặt. Người đàn ông đó làm cho tuyết trên người ông tan ra và hứng
vào cái chén rồi đưa cho ông Funchess.
Ông Funchess nói: “Thật kỳ lạ. Sau đó, tôi thấy Kapaun vượt
qua hàng rào kẽm gai, lẻn vào khu những người bệnh và bị thương”.
Những tháng kế tiếp,
sau khi các cai tù bắt Kapaun phải cải tạo để “tẩy não”, Funchess, Dowe và các
bạn tù khác đánh các cai tù người Trung quốc, liều mạng để bảo vệ Kapaun, vì
Kapaun bệnh mà bị các cai tù hành hạ.
Ông Funchess nói: “Tôi rất khâm phục và kính nể Cha Kapaun, vì
họ đến lôi Cha Kapaun ra khỏi phòng tôi, rồi đưa Cha lên đỉnh núi bên cạnh trại
tù. Về sau, khi tôi biết tin Cha Kapaun đã chết, tôi cảm thấy sự mất mát lớn,
không chỉ đối với những người Công giáo trong tù mà cả những người không Công
giáo nữa. Tất cả chúng ta đều yêu quý Cha Kapaun”.
Ông Dowe nói rằng các
cai tù người Trung quốc đã giết Cha Kapaun hồi tháng 5-1951 bằng cách biệt giam
Cha Kapaun trên núi, giết Cha bằng cách không cho nước uống và đồ ăn. Họ làm vậy
vì Cha Kapaun chống lại họ sau khi họ muốn tẩy não Cha và các tù binh khác bằng
cách bắt chối bỏ tổ quốc mình.
Lm. Kapaun còn vi phạm
luật nhà tù vì đã lần Chuỗi Mân Côi cùng với các tù binh khác. Khi chết, Lm.
Kapaun và các tù nhân khác (cả Tin Lành và các đạo khác) vẫn lần Chuỗi Mân Côi.
Tiahrt nói rằng chỉ tiếc
là khi ông vẫn là nghị sĩ, gần 20 năm qua tại Washington vẫn không được thấy tấm huy
chương trao cho Lm. Kapaun.
Lm. Kapaun là con trai
của một nông dân ở Pilsen, vùng Marion
County , thụ phong linh mục
và phục vụ Giáo hội Công giáo tại giáo xứ vài năm trước khi làm tuyên úy thời
Thế chiến II.
Lm. Kapaun không trở lại
Kansas, ngài cảm thấy có ơn gọi phục vụ các binh sĩ nên ngài gia nhập quân đội
và làm tuyên úy, rồi cùng trung đoàn Cavalry 8 đóng tại Nhật hồi năm 1950, khi
Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn. Trung đoàn Cavalry 8 là một trong các đơn vị tăng cường
cho quân đội Nam Hàn thiếu quân thiếu súng, cùng với vài đơn vị Hoa Kỳ khác hiện
diện tại Hàn quốc.
Người ta lấy tên Lm.
Kapaun đặt cho một trường trung học là Kapaun Mount Carmel
High School . Quỹ xây trường
do các bạn tù binh chiến tranh của Lm. Kapaun đóng góp, họ là những người được
trả tự do năm 1953.
Những người bạn này đã
diễn tả lòng can đảm của Lm. Kapaun cho báo chí biết. Đồng thơi họ cũng vận động
Tòa thánh Vatican phong thánh cho Lm. Kapaun, và 60 năm sau, Tổng thống Obama sắp
trao Anh dũng bội tinh cho Lm. Kapaun.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển
ngữ từ kansas.com)