Sống hạnh phúc _ những chuyện hoang đường


NHỮNG CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG
VỀ HẠNH PHÚC
Vào những năm 1990, nhà nghiên cứu Ronald Inglehart cho xuất bản kết quả của cuộc “khảo sát về hạnh phúc” quy mô gồm tới 170.000 người ở 16 quốc gia trên thế giới.
Những người tham gia được hỏi những câu đại loại như “Bạn sống hạnh phúc ra sao?” và “Bạn có vừa lòng với cuộc sống của mình không?”
Inglehart quan tâm tới việc liệu tuổi tác có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc của con người hay không. Vì vậy, ông đã phân tích các dữ liệu thu thập được theo nhóm tuổi, 15 tới 24 tuổi, 25 tới 34 tuổi, 35 tới 44 tuổi, và cứ tiếp tục như vậy.
Thế thì bạn nghĩ ai là người ít hạnh phúc nhất? Lứa tuổi thanh niên? Lứa tuổi trung niên? Và bạn nghĩ ai là những người hạnh phúc nhất?
Đây là kết quả:
15-24 tuổi                  81% bằng lòng với cuộc sống,
25-34 tuổi                  80% bằng lòng với cuộc sống,
35-44 tuổi                  80% bằng lòng với cuộc sống,
45-54 tuổi                  79% bằng lòng với cuộc sống,
55-64 tuổi                  79% bằng lòng với cuộc sống,
65 tuổi trở lên             81% bằng lòng với cuộc sống.
Kết quả của từng nhóm tuổi gần như là đồng nhất!
Trong một cuộc nghiên cứu khác, hai nhà tâm lý học của trường Đại học bang Arizona là William Stock và Moris Okun cũng đạt những kết quả y hệt. Họ thẩm định kết quả của hơn 100 cuộc khảo sát tâm lý và cuối cùng gút lại điều này – tuổi tác chỉ ảnh hưởng tới hạnh phúc không quá một phần trăm.
Bất chấp mọi tưởng tượng, bất chấp mọi tranh luật về “những rối loạn của tuổi mới lớn” và “khủng hoảng tuổi trung niên”, tuổi tác hầu như chẳng ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của bạn cả.
ĐÚC KẾT
Vấn đề không phải là tuổi tác, mà là cách nhìn của bạn
NGUỒN:
Dữ liệu từ 169.776 người được Robert Inglehart, bộ phận phụ trách văn hóa của Advanced Industrial Society, phỏng vấn (Princeton: Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1990)
David G. Myers, The Pursuit of Happiness, Harper Collins Publishers 1992.
Andrew Matthews