Một bác sĩ Phật giáo trở thành Linh mục
suốt đời phục vụ bệnh nhân phong
suốt đời phục vụ bệnh nhân phong
(Cha Chung đứng thứ ba từ trái sang)
Linh mục Augustinô
Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo, chuyên môn về Da Liễu. Khi
lên 18 tuổi, nhân đọc một bài báo nói về cái chết của Ðức Cha Jean Cassaigne tại
trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô tình Ðức
Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần tượng của cậu. Khi nhắc lại đoạn đời đó,
cha Chung cho biết là ngài được rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ không phải
bằng lời nói. Từ đó cậu Chung có ý nguyện học làm bác sĩ để phục vụ bệnh nhân
phong như Ðức Cha Jean Cassaigne.
LM. NGUYỄN VIẾT CHUNG,
MỘT BÁC SĨ PHẬT GIÁO TRỞ THÀNH LINH MỤC
MỘT BÁC SĨ PHẬT GIÁO TRỞ THÀNH LINH MỤC
Khi bắt đầu học năm thứ nhất y khoa,
nhân dịp tham dự Thánh lễ khai khóa của linh mục giáo sư bác sĩ Lischenberg, cậu
Chung nhận thấy con người khoa học uyên bác của giáo sư Lischenberg đã biến
thành một linh mục khả kính, trang nghiêm siêu thoát, chìm đắm trong cõi phúc lạc
thần thiêng. Ơn gọi làm linh mục của cha Chung đã chớm nở từ đó.
Khi bác sĩ Chung phục vụ tại trại phong
Bến Sắn, Dì Hai Loan thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái là Phó Giám Ðốc. Dì là người đã
phục vụ ở đây gần 17 năm, bất ngờ ngã bệnh ung thư và mất đi sau mấy tháng. Khi
Dì hấp hối, bác sĩ Chung đang sửa soạn để đi với bác sĩ Quang, bác sĩ Bích Vân
lên trại phong Di-Linh khám mắt cho bệnh nhân. Vì xe chưa tới, bác sĩ Chung tiếc
nuối những giây phút cuối cùng còn lại với Dì Hai Loan nên đã trở lại giường bệnh
của Dì. Lúc đó Dì Hai Loan mở mắt ra, nhìn bác sĩ và đôi môi mấp máy như muốn
nói điều gì. Dì Mười hiểu được, liền nói: “Chung, Dì Hai Loan nói, tại sao chưa
đi?”
Khi kể lại kỷ niệm nầy cho tôi, cha
Chung đã dùng những ngón tay phải chỉ vào cánh tay trái và cho biết lúc đó cha
cảm thấy bị rởn da gà lên. Sau đó, bác sĩ Chung về dự tang lễ của Dì Hai Loan
và đã quyết định theo đạo. Một năm sau nữa bác sĩ đã vào tu ở Tu Hội Truyền
Giáo Thánh Vinh Sơn và đã nhận lãnh Thánh chức linh mục hơn một năm nay.
Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của
cha Chung là giám mục Jean Cassaigne, linh mục Lischenberg và Dì Hai Loan. Cả
ba cùng có một mẫu số chung - như lời cha Chung - đó là họ đã rao giảng Tin Mừng
cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói!
Nguyện ước của cha Chung là được phục vụ
bệnh nhân phong và bịnh nhân Aids rồi cuối cùng ngã bệnh giữa những bệnh nhân
mà cha yêu thương phục vụ, đúng như lời Chúa Kitô đã phán dạy: “Không có Tình
Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng sống mình vì kẻ mình yêu!”
NHỮNG TRỞ
NGẠI VỀ PHÍA GIA ÐÌNH
Ðáp câu hỏi của tôi là trên con đường
theo Chúa, có những trở ngại lớn lao nào về phía gia đình không, cha cho biết
gia đình của cha là một gia đình nghèo. Ðời sống gia đình thường xảy ra cảnh
“cơm không lành, canh không ngọt”. Ðiều đó đã ảnh hưởng cha từ thuở thiếu thời
nên cha đã có ý định đi tu vì nhận thấy đời sống gia đình không mang lại hạnh
phúc.
Khi làm bác sĩ, trong hai năm đầu cha đã
hành nghề để có thể trả nợ cho gia đình. Trong những năm kế tiếp, cha đã giúp đỡ
những người em ăn học và hiện có một em trai là bác sĩ chuyên môn về phổi. Người
em nầy đã thay thế cha phụng dưỡng hai cụ thân sinh.
Khi còn là tu sĩ, chưa được thụ phong
linh mục, một ngày kia được tin cụ thân sinh bệnh, cha đi xe đạp về thăm. Vừa
vào nhà, cụ thân sinh liền quở trách cha là một người “không biết nhục”. Theo lời
cụ, các bạn bè của cha đều đi xe hơi, xây nhà lầu hai ba tầng cho bố mẹ ở. Còn
cha, cha lại đạp chiếc xe đạp cọc cạch về thăm nhà!
Trước đây khi cha ngỏ ý với cụ bà là muốn
đi tu thì cụ bà rất vui, vì tưởng cha tu theo Phật giáo. Nhưng khi biết cha sẽ
tu theo Công giáo thì cụ bà giữ im lặng.
Sau khi được thụ phong linh mục vài ba
hôm, cha về thăm gia đình. Mới bước vào nhà, cụ bà cất tiếng nói: “Mẹ có điều nầy
muốn nói với con.” Cha vội kéo ghế mời cụ bà ngồi rồi nói: “Thưa Mẹ, xin Mẹ cứ
nói, con xin nghe.” Bấy giờ cụ bà đáp: “Mẹ muốn nói với con điều nầy là đạo Mẹ,
Mẹ giữ, đạo con, con giữ.” Cha liền thưa: “Xin Mẹ cứ giữ đạo của Mẹ. Con không
bao giờ dám có ý nghĩ là sẽ khuyên bảo Mẹ theo đạo của con.”
NHỮNG THỬ
THÁCH TRÊN HÀNH TRÌNH TU TRÌ
Ðáp câu hỏi của tôi là trong thời gian
đi tu cũng như làm linh mục, có lúc nào cha cảm thấy những thử thách quá lớn và
nảy sinh ý định muốn bỏ cuộc, cha đăm chiêu nhìn tôi một phút rồi chậm rãi trả
lời: “Thật ra ở giai đoạn nào trong đời sống tu trì cũng đều có những cám dỗ
riêng: từ nhà tập đến khấn tạm rồi khấn trọn đời và làm linh mục. Nhưng nếu tu
sĩ biết tuân giữ ba lời khấn là vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo, đọc kinh Nhật
Tụng, suy gẫm Phúc Âm thì sẽ vượt qua những cơn cám dỗ.”
Cha Chung còn chia sẻ với tôi đôi điều
có tính cách riêng tư nhưng có phần nào ray rứt tâm can. Trong giờ phút cảm động
đó, tôi đã đưa tâm hồn lên với Chúa, cầu nguyện cho cha Chung và cho tất cả các
linh mục cũng như nam nữ tu sĩ, đã trải qua những giây phút cô đơn trong cuộc đời
tu trì, bằng lời kinh “Phút Cô Ðơn”, của Ludovic Giraud, (sách LKÐNTNK, trang
49-50):
“Lạy Chúa,
Con dâng lên Chúa những giờ phút cô đơn
Ðôi lần đến với con trong cuộc đời.
Con dâng lên Chúa những giờ phút cô đơn
Ðôi lần đến với con trong cuộc đời.
Con dâng lên Chúa
Lúc con phải làm việc một mình:
Trong sự tẻ nhạt của bổn phận nặng nề
Mà không có lấy một sự khích lệ đỡ nâng
Trong cộng đoàn.
Lúc con phải làm việc một mình:
Trong sự tẻ nhạt của bổn phận nặng nề
Mà không có lấy một sự khích lệ đỡ nâng
Trong cộng đoàn.
Con dâng lên Chúa
Những lúc cô đơn,
Mò mẫm đi tìm trong hoài nghi,
Khi không còn biết con đường
Mình đang theo đuổi sẽ dẫn đến đâu
Và trên đó bóng đêm bao trùm.
Những lúc cô đơn,
Mò mẫm đi tìm trong hoài nghi,
Khi không còn biết con đường
Mình đang theo đuổi sẽ dẫn đến đâu
Và trên đó bóng đêm bao trùm.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con phải
Ðau khổ âm thầm một mình,
Dù đang ở giữa những kẻ mà con phải
Bày tỏ Chúa cho họ và bị vô ơn hất hủi,
Do thờ ơ và thiếu cảm thông.
Những giờ phút con phải
Ðau khổ âm thầm một mình,
Dù đang ở giữa những kẻ mà con phải
Bày tỏ Chúa cho họ và bị vô ơn hất hủi,
Do thờ ơ và thiếu cảm thông.
Con dâng lên Chúa
Những giây phút con phải yêu một mình
Giây phút thật nặng nề
Khi trái tim con khắc khoải,
Ði tìm sự tương giao
Mà không gặp thấy trong lòng người khác.
Và trong lòng những người con ưa thích
Tìm thấy một sự no thỏa mà không nếm cảm được.
Những giây phút con phải yêu một mình
Giây phút thật nặng nề
Khi trái tim con khắc khoải,
Ði tìm sự tương giao
Mà không gặp thấy trong lòng người khác.
Và trong lòng những người con ưa thích
Tìm thấy một sự no thỏa mà không nếm cảm được.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con phải đau khổ một mình,
Những giây phút Giếtsêmani của bản thân con.
Và chính trong những lúc ấy,
Lạy Chúa, con ước ao được nên giống Chúa.
Những giờ phút con phải đau khổ một mình,
Những giây phút Giếtsêmani của bản thân con.
Và chính trong những lúc ấy,
Lạy Chúa, con ước ao được nên giống Chúa.
Cũng như Chúa,
Con ước muốn và cầu xin
Cho chén khổ nầy ra khỏi con,
Nhưng xin Chúa cho con sức mạnh
Ðể chế ngự mình
Mà vâng theo Thánh ý Cha,
Ðấng Chúa yêu ngàn đời,
Cả khi Ngài chấp nhận thấy con đau khổ.
Con ước muốn và cầu xin
Cho chén khổ nầy ra khỏi con,
Nhưng xin Chúa cho con sức mạnh
Ðể chế ngự mình
Mà vâng theo Thánh ý Cha,
Ðấng Chúa yêu ngàn đời,
Cả khi Ngài chấp nhận thấy con đau khổ.
Lạy Chúa,
Xin đừng theo ý con
Nhưng cho ý Cha được thể hiện Amen.”
Xin đừng theo ý con
Nhưng cho ý Cha được thể hiện Amen.”
I. THÁP
TÙNG CHA CHUNG: TRUNG TÂM MAI-HÒA
Cao điểm của những ngày về thăm Việt-Nam
là việc tôi tháp tùng linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung đi thăm viếng Trung
Tâm Mai-Hòa. Cha Chung hiện là một trong ba bác sĩ phục vụ tại Trung Tâm đó do
các Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn đảm trách. Mỗi thứ hai hằng tuần, cha Chung đều
lên Mai-Hòa suốt ngày để dâng Thánh Lễ và khám bệnh. Hai bác sĩ thiện nguyện
khác sẽ khám bịnh cho bịnh nhân vào ngày thứ tư và thứ bảy.
Hôm đó tôi rời Saigon đi xe honda “ôm” với
cha Chung lúc 7 giờ 30 sáng để trực chỉ Củ Chi, với đoạn đường dài trên 45 cây
số. Lần đầu tiên tôi đi honda với nón an toàn nặng trĩu trên đầu. Khi honda vừa
chạy độ 5 phút, trời mưa lâm râm, cha Chung đưa tôi mặc bộ quần áo mưa, trông
chẳng khác nào hai phi hành gia bất đắc dĩ. Nhưng xe chạy được mười lăm phút,
trời tạnh mưa. Một ít lâu sau trời bắt đầu nắng, nhưng cha Chung không hề dừng
lại để cởi áo mưa. Sau khi rời đường quốc lộ, xe còn chạy trên mười cây số nữa
mới tới Trung Tâm Mai Hòa.
Hôm đó tôi mặc áo dài tay, quần tây dài,
mang giày, để tỏ lòng kính trọng của tôi đối với những chi thể đau khổ của Ðức
Kitô. Thường ngày tôi chỉ mặc áo cụt tay, quần đùi, đi dép để ứng phó với cái
nóng bức của trời Saigon.
SƠ LƯỢC VỀ
TRUNG TÂM MAI-HÒA
Ðây là Trung Tâm săn sóc bệnh nhân Aids ở
giai đoạn cuối, không nơi nương tựa. Ðây là một cơ sở Công giáo đầu tiên được
chính thức thành lập để chăm sóc bịnh nhân Aids tại Việt-Nam.
Trung Tâm không
nhận bệnh nhân đến trực tiếp mà chỉ nhận bệnh nhân chuyển đến từ khoa nhiễm E
thuộc Trung Tâm Bệnh Nhiệt Ðới, Trung Tâm Lao Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện miễn
phí An-Bình. Hiện Trung Tâm Mai-Hòa do nữ tu Nguyễn Kim Thoa (Dì Tuệ Linh) đảm
trách.
Ðịa chỉ của Trung Tâm Mai-Hòa:
Ấp Lô 6, Xã An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TPHCM.
Ðiện thoại: (848) 8 926 135
Ðịa chỉ email: aidsmaihoa@yahoo.com.vn
Ấp Lô 6, Xã An Nhơn Tây, Huyện Củ Chi, TPHCM.
Ðiện thoại: (848) 8 926 135
Ðịa chỉ email: aidsmaihoa@yahoo.com.vn
NHỮNG EM
BÉ MỒ CÔI MẮC BỆNH AIDS
Khi tới nơi, cha Chung và tôi cởi nón an
toàn và bộ quần áo mưa ra. Mồ hôi tôi ướt đẫm như tắm. Nghe tiếng xe honda của
cha Chung, mấy em bé năm sáu tuổi chạy ra mừng rỡ la lớn: “Cha ơi! Cha!” chẳng
khác nào cảnh tượng mẹ đi chợ về. Ban đầu tôi cứ tưởng đó là những em còn khỏe
mạnh mà cha mẹ đã qua đời vì bệnh liệt kháng, không được ai chăm nuôi. Sau đó
cha Chung cho biết tất cả các em đều mắc bệnh, và mồ côi cha mẹ, ngoại trừ một
em bé gái 4 tuổi còn mẹ.
Cách đây mấy tháng, mẹ của em nầy đã
mang em lại để trước cổng chùa, với một miếng giấy ghi mấy chữ vắn tắt: “xin
nhà chùa nuôi giúp”. Ngoài ra mẹ em có cho biết tên em và em được bốn tuổi. Vị
sư trụ trì đã mang em vào chùa nuôi. Sau đó em bị Viêm Phổi, đi khám nghiệm mới
biết em nhiễm HIV, đã trở thành bịnh Aids. Nhìn thân thể ốm yếu và nét mặt kém
vui của em, tôi đoán biết em đang bị cơn bệnh hoành hành và đang trên đà tiến
tới giai đoạn hiểm nguy.
Cảm tưởng đầu tiên của tôi là Trung Tâm
Mai-Hòa ngày nay đã được nhiều ân nhân giúp đỡ, nhất là một số tòa đại sứ ngoại
quốc nên nhà cửa khang trang hơn, chứ không còn gây ấn tượng rùng rợn như khi
xem cuốn video một năm trước đây.
THAM DỰ
THÁNH LỄ VỚI NƯỚC MẮT CHAN HÒA
Ðây là Thánh lễ cảm động nhất mà tôi đã
tham dự từ trước tới nay. Thánh Lễ được cử hành đơn giản trong một căn nhà thủy
tạ hình bát giác, bên dưới là một giòng nước đục ngầu ứ đọng, không buồn chảy,
chẳng khác gì giòng đời với chuỗi ngày dài lê thê của những bệnh nhân ở đây.
Nghe những tiếng thưa đáp của các bệnh
nhân trong Thánh lễ nhất là của các em bé tôi không thể cầm được nước mắt. Suốt
buổi lễ, nước mắt tôi chan hòa, khi thấy các em vẫn hồn nhiên đọc kinh, hát xướng
như thường, không chút ý thức về số phận đen tối đang đè nặng trên các em. Những
lưỡi hái của tử thần đang treo lủng lẳng trên đầu các em và sẵn sàng rơi xuống
để gặt hái các em trong một ngày rất gần đây mà các em không chút hay biết.
Tôi nhớ lại sau đó, cha Chung đã vào
thăm các em trong căn nhà dành riêng cho các em. Các em đã xúm lại ôm chân cha,
níu kéo cha và quyến luyến không muốn rời khỏi cha. Có em đã được cha ẵm lên,
vuốt ve một cách trìu mến. Tôi cũng nhớ lại lúc xế trưa, các em đã vui đùa cười
giỡn trong sân với chị nữ tu phụ trách. Khi thấy các em vui đùa, tâm trạng của
tôi lúc bấy giờ cũng giống như cha Ðông trước kia: thấy các em cười nhưng tôi lại
khóc.
MỘT BỮA
ĂN ÐẠM BẠC
Hôm tôi lên Trung Tâm Mai-Hòa, tôi gặp bốn
dì Nữ Tử Bác Ái phục vụ những bệnh nhân liệt kháng ở giai đoạn chót. Dì Tuệ
Linh là giám đốc, một Dì trước đây đã phục vụ ở trại phong Di-Linh hơn hai mươi
lăm năm, hiện làm y tá, một Dì săn sóc các em bé và một Dì nấu ăn.
Hôm đó tôi thấy thức ăn gồm rau muống luộc,
canh khổ qua nhồi thịt và đồ tráng miệng là một miếng dưa hấu đỏ. Thức ăn nầy
được dùng chung cho các nữ tu và bệnh nhân. Các bệnh nhân chia làm ba nhóm ăn
cơm chung với nhau, đó là nhóm các trẻ em, những người bị lao phổi và những người
nhiễm các bịnh khác.
Sau khi chia sẻ với tôi nhiều điều, cha
Chung đã dẫn tôi sang phòng ăn Trung Tâm và dùng bữa ăn trưa. Tôi khâm phục tài
nấu nướng của chị nữ tu phụ trách nhà bếp. Những món ăn rất ngon và đậm đà, hợp
khẩu vị. Khi ăn trưa xong, đã hơn hai giờ rưỡi chiều và cha Chung đã mất buổi
nghỉ trưa.
Sau mấy tiếng đồng hồ được cha Chung
chia sẻ tâm tình, tôi cầu xin Chúa cho tôi được học hỏi đôi điều qua gương sống
chứng nhân của cha, của các linh mục và nam nữ tu sĩ khác, bằng bài thơ “Xin
Cho Con Sức Mạnh” của R. Tagore do Ðỗ Khánh Hoan dịch (Sách LKÐNTNK, trang 39):
“Lạy Thiên Chúa,
Ðây lời con cầu nguyện:
Xin tận diệt, tận diệt trong tim con
Mọi biển lận tầm thường.
Ðây lời con cầu nguyện:
Xin tận diệt, tận diệt trong tim con
Mọi biển lận tầm thường.
Xin cho con sức mạnh thản
nhiên
Ðể gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh hiên ngang
Ðể đem tình yêu gánh vác việc đời.
Ðể gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh hiên ngang
Ðể đem tình yêu gánh vác việc đời.
Xin cho con sức mạnh
ngoan cường
Ðể chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó,
Hay cúi đầu khuất phục
Trước ngạo mạn, quyền uy.
Ðể chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó,
Hay cúi đầu khuất phục
Trước ngạo mạn, quyền uy.
Xin cho con sức mạnh dẻo
dai
Ðể nâng tâm hồn vươn lên
Khỏi ti tiện hằng ngày.
Ðể nâng tâm hồn vươn lên
Khỏi ti tiện hằng ngày.
Và cho con sức mạnh
tràn trề
Ðể dâng mình theo ý Ngài luôn.”
Ðể dâng mình theo ý Ngài luôn.”
II. TRUNG
TÂM THIÊN PHƯỚC:
CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT
CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT
Sau đó cha Chung dẫn tôi sang Cơ Sở Nuôi
Trẻ Khuyết Tật Thiên Phước ở bên cạnh. Cơ Sở nầy do một cộng đoàn nữ tu khác đảm
trách.
Trong khi cha Chung lên lầu dâng Thánh lễ
cho các nữ tu, tôi ngồi ở dưới lầu, nơi có vài chục em dưới năm tuổi, nằm, ngồi
hay bò hoặc đong đưa trong các chiếc ghế xích đu. Có em bò lại gần tôi, lấy tay
sờ vào chân tôi, rồi nhoẻn miệng cười. Trông các em thật dễ thương và tội nghiệp.
Khi nhìn các em, lòng tôi se thắt!
Qua việc thăm viếng hai cơ sở nầy ố
Trung Tâm Mai-Hòa và Trung Tâm Thiên Phước tôi cầu xin Chúa cho tôi được mở mắt
ra để thấy Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời:
“Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho con thấy Chúa thật lớn lao,
Ðể đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ.
Xin cho con thấy Chúa thật bao la,
Ðể cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.
Xin cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,
Ðể con đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.
Xin cho con thấy Chúa thật lớn lao,
Ðể đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ.
Xin cho con thấy Chúa thật bao la,
Ðể cả mặt đất cũng chưa vừa cho con sống.
Xin cho con thấy Chúa thật thẳm sâu,
Ðể con đón nhận nỗi khổ đau sâu thẳm nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin làm cho con thật mạnh mẽ,
Ðể không nỗi thất vọng nào
Còn chạm được tới con.
Xin làm cho con thật mạnh mẽ,
Ðể không nỗi thất vọng nào
Còn chạm được tới con.
Xin làm cho con thật đầy
ắp,
Ðể ngay cả một ước muốn nhỏ,
Cũng không còn có chỗ trong con.
Ðể ngay cả một ước muốn nhỏ,
Cũng không còn có chỗ trong con.
Xin làm cho con thật lặng
lẽ,
Ðể con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi
Ðể con chỉ còn loan báo Chúa mà thôi
Xin Chúa ngự trong con
thật sống động,
Ðể không phải là con,
Mà chính Ngài đang sống.
Ðể không phải là con,
Mà chính Ngài đang sống.
(“Xin Cho Con Thấy” trích từ Rabbouni
đăng trong sách LKÐNTNK trang 93)
NHỮNG NẮM
TRO TÀN
Sau đó cha Chung và tôi trở lại Trung
Tâm Mai Hòa. Trong một giờ đồng hồ, cha Chung hoàn tất những hồ sơ bệnh lý, còn
tôi đi dạo quanh vườn. Những bông hoa cỏ dại mọc đó đây ở Trung Tâm Mai-Hòa gợi
lên cho tôi sự hoang dại của kiếp sống, cũng như số kiếp của những bệnh nhân ở
đó.
“Lời Kinh Của Người Ðau Khổ” (Paradoxes Of
Prayers) trong sách LKÐNTNK (trang 70-71) đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của tôi
trong giờ phút suy tư đó:
“Lạy Chúa,
Con cầu xin ơn mạnh mẽ
Ðể thành đạt trong cuộc đời,
Chúa lại làm cho con ra yếu ớt
Ðể biết vâng lời khiêm hạ.
Con cầu xin ơn mạnh mẽ
Ðể thành đạt trong cuộc đời,
Chúa lại làm cho con ra yếu ớt
Ðể biết vâng lời khiêm hạ.
Con cầu xin có sức khỏe
Ðể mong thực hiện những công trình lớn lao,
Chúa lại cho con chịu tàn tật
Ðể chỉ làm những việc nhỏ tốt lành.
Ðể mong thực hiện những công trình lớn lao,
Chúa lại cho con chịu tàn tật
Ðể chỉ làm những việc nhỏ tốt lành.
Con cầu xin được giàu
sang
Ðể sống sung sướng thoải mái,
Chúa lại cho con nghèo nàn
Ðể học biết thế nào là khôn ngoan.
Ðể sống sung sướng thoải mái,
Chúa lại cho con nghèo nàn
Ðể học biết thế nào là khôn ngoan.
Con cầu xin được có uy
quyền
Ðể mọi người phải kính nể ca ngợi,
Chúa lại cho con sự thấp hèn
Ðể con biết con cần Chúa.
Ðể mọi người phải kính nể ca ngợi,
Chúa lại cho con sự thấp hèn
Ðể con biết con cần Chúa.
Con xin gì cũng chẳng
được theo ý muốn.
Nhưng những điều con đáng phải mơ ước,
Mà con không hề biết thốt lên lời cầu xin,
Thì Chúa lại đã ban cho con
Thật dư đầy từ lâu.
Nhưng những điều con đáng phải mơ ước,
Mà con không hề biết thốt lên lời cầu xin,
Thì Chúa lại đã ban cho con
Thật dư đầy từ lâu.
Lạy Chúa,
Hóa ra, con lại là người hơn hết trên đời nầy,
Bởi con đã nhận được ơn Chúa vô vàn”
Hóa ra, con lại là người hơn hết trên đời nầy,
Bởi con đã nhận được ơn Chúa vô vàn”
Trong
lúc chờ đợi cha Chung, tôi ngồi đắm mình trong suy tư như thế trên một ghế đá
được một ngôi chùa trao tặng, trong cả chục chiếc ghế như thế được nhiều ân
nhân khác trao tặng Trung Tâm.
Sau khi hoàn tất hồ sơ bệnh lý, cha
Chung dẫn tôi đi thăm nhà quàn của Trung Tâm, mà phía ngoài một bức tường được
dựng lên, có ngăn nhiều ô nhỏ để giữ tro tàn những bệnh nhân đã vĩnh viễn ra
đi, nhưng không có thân nhân thừa nhận. Những tro tàn đó được chứa đựng trong
những cái quách nhỏ với một tấm hình gắn lên bên ngoài.
Trong số gần trăm cái quách đó, tôi để ý
đến mấy em rất trẻ, khoảng đôi mươi, trai cũng như gái, mới từ giã cuộc đời gần
đây thôi. Trông hình các em rất xinh! Lòng tôi quặn đau. Nếu không vì tai họa
của Aids thì đời các em đẹp biết bao!
Trong khi tôi đang miên man nghĩ ngợi, bỗng
nhìn xuống đám cỏ xanh trên mặt đất, phô bày đó đây mấy bông “hoa mười giờ”.
Câu hát kết thúc bài ca Hoa Mười Giờ “đời con gái chỉ đẹp lúc ban đầu!” khiến
tâm hồn tôi càng thêm não nuột tê tái. “Lúc ban đầu” của các em quá vắn vỏi và
đầy đau thương! Ðúng là “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.” (Ðoạn Trường
Tân Thanh).
Cha Chung chỉ vào hình một cô gái khoảng
ba mươi tuổi. Cha cho biết là chị được chồng chuộc ra khỏi một động mãi dâm ở
Kampuchia. Nhưng về sau chị bị Aids và đồng thời cũng phát hiện ra ông chồng bị
lây luôn. Những thảm cảnh như thế nầy không bút mực nào có thể diễn tả được.
TRÊN ÐƯỜNG
VỀ
Trong khi cha Chung và tôi sửa soạn ra về
thì một em bệnh nặng đang hấp hối. Ba của em và bà nội vào thăm viếng em lần cuối.
Lâu lâu vì không thể chịu đựng được cảnh đau lòng nầy, người cha ra ngoài, đứng
nhìn trời mây mà ứa nước mắt.
Lúc đó cha Chung đi ngang qua và buột miệng
nói với tôi là trong tình huống nầy, cha cũng không thể làm gì hơn được. Câu
nói của cha Chung cho tôi thấy sự bất lực của con người khi phải đối diện với tử
thần. Xét về một phương diện nào đó, cái chết trong trường hợp nầy là con đường
giải thoát duy nhất cho những người chẳng may mắc phải tai họa nầy.
Sau khi chạy honda ra khỏi Củ Chi để vào
xa lộ trở về Saigon, cha Chung quay lại hỏi tôi có buồn ngủ không. Thật tình
tôi không buồn ngủ mà chỉ lo cho cha Chung đã mất giấc nghỉ ban trưa và bây giờ
phải cố thức tỉnh để lái honda trên 45 cây số nữa.
LỜI NGUYỆN
CỦA CHỊ VÉRONIQUE
Lúc bấy giờ nền trời âm u, mây đen vần
vũ, nhưng may mắn là không đổ mưa. Nhìn những đám ruộng “nửa vàng nửa xanh” hai
bên vệ đường, tôi liên tưởng đến cảnh chết chóc đang xảy ra tại Trung Tâm
Mai-Hòa. Chỉ trong tuần lễ trước đây, hung thần Aids đã cướp đi bảy sinh mạng
và trong tuần nầy cũng phải một hai mạng người nữa.
Khi tâm tư tôi bị dằn vặt về những ưu tư
liên quan đến những cái chết quá đau thương cũng như đoạn chót cuộc đời đầy đau
khổ của những bệnh nhân ở Trung Tâm Mai Hòa, tôi bỗng đưa tâm hồn lên để quyện
lòng mình với chị Véronique qua “LỜI NGUYỆN” của chị được ghi lại trên tạp chí
Prier, xuất bản năm 1979 (sách LKÐNTNK, trang 13-16):
Chị Véronique là một người Pháp, tính đến
năm 1979, được 58 tuổi, với 55 năm bị mắc bệnh phong Hansen, 20 năm bị mù lòa,
nhưng chị vẫn làm việc trong một xí nghiệp sản xuất đồ dùng của người bệnh
Hansen tại nước Cameroun, châu Phi.
“Lạy Chúa,
Chúa đã đến và đã xin con tất cả,
Và con, con cũng đã hiến dâng cho Chúa tất cả.
Xưa kia, con ưa thích đọc sách,
Và Chúa đã muốn mượn đôi mắt của con.
Ngày trước, con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa,
Và Chúa đã mượn đôi chân của con.
Mỗi độ xuân về,
Con tung tăng hái lượm những cánh hoa tuơi,
Và Chúa lại xin con đôi tay.
Bởi con là một phụ nữ,
Con ưa nhìn suối tóc óng ả của con,
Thế mà giờ đây,
Ðầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào,
Cũng chẳng còn đâu,
Những ngón tay hồng xinh xắn nữa,
Chỉ còn lại một vài que củi khô queo nham nhúa.
Chúa đã đến và đã xin con tất cả,
Và con, con cũng đã hiến dâng cho Chúa tất cả.
Xưa kia, con ưa thích đọc sách,
Và Chúa đã muốn mượn đôi mắt của con.
Ngày trước, con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa,
Và Chúa đã mượn đôi chân của con.
Mỗi độ xuân về,
Con tung tăng hái lượm những cánh hoa tuơi,
Và Chúa lại xin con đôi tay.
Bởi con là một phụ nữ,
Con ưa nhìn suối tóc óng ả của con,
Thế mà giờ đây,
Ðầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào,
Cũng chẳng còn đâu,
Những ngón tay hồng xinh xắn nữa,
Chỉ còn lại một vài que củi khô queo nham nhúa.
Chúa ơi, Chúa hãy nhìn
xem:
Cái thân thể diễm kiều của con đã bị hủy hoại đến độ nào.
Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,
Con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn.
Cái thân thể diễm kiều của con đã bị hủy hoại đến độ nào.
Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,
Con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn.
Vâng, lạy Chúa,
Muôn đời con sẽ xin thưa hai chữ tạ ơn,
Bởi vì, nếu đêm nay,
Chúa truyền cho con phải ra đi vĩnh biệt cõi thế,
Con cũng sẽ chẳng tiếc hận gì.
Muôn đời con sẽ xin thưa hai chữ tạ ơn,
Bởi vì, nếu đêm nay,
Chúa truyền cho con phải ra đi vĩnh biệt cõi thế,
Con cũng sẽ chẳng tiếc hận gì.
Ðời con đã được quá ư đầy
tràn diệu kỳ tột độ:
Ðó là con đã được sống
Ðắm mình trong Tình Yêu,
Ðã được Chúa lấp đầy
Chan chứa bằng Tình Yêu,
Vượt quá cả những gì tim con hằng mong ước.
Ôi lạy Chúa là Cha của con.
Cha đã đối xử quá tốt với bé gái Véronique của Cha.
Ðó là con đã được sống
Ðắm mình trong Tình Yêu,
Ðã được Chúa lấp đầy
Chan chứa bằng Tình Yêu,
Vượt quá cả những gì tim con hằng mong ước.
Ôi lạy Chúa là Cha của con.
Cha đã đối xử quá tốt với bé gái Véronique của Cha.
Và chiều nay, ôi Tình
Yêu của con,
Con xin dâng lời nguyện thiết tha,
Cho tất cả mọi người phong cùi trên mặt đất,
Xin Cha thương một cách đặc biệt,
Cả đến những người bị bệnh “cùi tâm hồn”
Ðang đè bẹp hủy hoại,
Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.
Con xin dâng lời nguyện thiết tha,
Cho tất cả mọi người phong cùi trên mặt đất,
Xin Cha thương một cách đặc biệt,
Cả đến những người bị bệnh “cùi tâm hồn”
Ðang đè bẹp hủy hoại,
Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.
Và chiều nay, trong âm
thầm,
Con xin tận hiến đời con cho họ,
Bởi vì họ cũng là những người anh chị em con.
Con xin tận hiến đời con cho họ,
Bởi vì họ cũng là những người anh chị em con.
Ôi lạy Cha, Tình yêu của
con,
Con xin dâng Cha
Căn bệnh phong cùi thân xác của con,
Ðể cho những người thân yêu kia
Ðừng bao giờ biết đến nữa,
Cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn
Của căn bệnh “cùi tâm hồn”.
Con xin dâng Cha
Căn bệnh phong cùi thân xác của con,
Ðể cho những người thân yêu kia
Ðừng bao giờ biết đến nữa,
Cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn
Của căn bệnh “cùi tâm hồn”.
Con là bé gái thân
thương của Cha,
Cha ơi, hãy nắm lấy bàn tay
Ðã tàn phế của con để dẫn con đi,
Như người mẹ hiền
Dắt tay đứa con gái cưng của mình.
Cha ơi, hãy nắm lấy bàn tay
Ðã tàn phế của con để dẫn con đi,
Như người mẹ hiền
Dắt tay đứa con gái cưng của mình.
Cha hãy ôm con vào
lòng,
Như người cha ấp ủ đứa con cưng
Trong vòng tay của mình.
Cha hãy nhận chìm con sâu xuống tận đáy trái tim Cha,
Cho con được ở đấy
Cùng với mọi người thân yêu của con,
Bây giờ và cho đến mãi muôn đời Amen
Như người cha ấp ủ đứa con cưng
Trong vòng tay của mình.
Cha hãy nhận chìm con sâu xuống tận đáy trái tim Cha,
Cho con được ở đấy
Cùng với mọi người thân yêu của con,
Bây giờ và cho đến mãi muôn đời Amen
GHI CHÚ: Những tên sách viết tắt:
- LKÐNTNK: “Lời Kinh Ðẹp Nhất Thiên Niên Kỷ”
- TTTVLÐT: “Tiếng Thì Thầm Và Lời Ðáp Trả” của Eileen, Nguyễn Thị Chung dịch.
- TTTVLÐT: “Tiếng Thì Thầm Và Lời Ðáp Trả” của Eileen, Nguyễn Thị Chung dịch.