Có một vị tu sĩ già, đã nhiều năm cầu nguyện xin Chúa hiện ra để
củng cố niềm tin của mình, nhưng điều đó lại chẳng bao giờ xảy ra. Thế rồi, khi
ông hoàn toàn tuyệt vọng, thì một ngày nọ Chúa lại hiện ra với ông. Vị tu sĩ
già vui mừng hớn hở.
Tuy nhiên, giữa lúc ông đang tâm sự với Chúa thì một hồi chuông vang lên báo hiệu giờ phát gạo cho những người nghèo và hôm nay lại chính là phiên trực của ông. Nếu ông không đến thì những kẻ nghèo khổ kia sẽ bị đói suốt cả một ngày. Ông bị giằng co giữa Chúa và đám dân nghèo. Cuối cùng ông đã quyết định tạm ngưng cuộc gặp gỡ với Chúa để đi phát gạo cho đám dân túng cực.
Tuy nhiên, giữa lúc ông đang tâm sự với Chúa thì một hồi chuông vang lên báo hiệu giờ phát gạo cho những người nghèo và hôm nay lại chính là phiên trực của ông. Nếu ông không đến thì những kẻ nghèo khổ kia sẽ bị đói suốt cả một ngày. Ông bị giằng co giữa Chúa và đám dân nghèo. Cuối cùng ông đã quyết định tạm ngưng cuộc gặp gỡ với Chúa để đi phát gạo cho đám dân túng cực.
Sau hơn một tiếng đồng hồ làm việc, ông trở về phòng và khi mở cửa,
ông không thể nào tin vào mắt mình, bởi vì Chúa đang ở đó và chờ ông. Thế là
ông quỳ gối xuống và cảm tạ Ngài. Bấy giờ Chúa nói với ông:
-
Giả như con không chịu
đi phát cơm gạo cho đám dân nghèo thì Ta cũng chẳng ở lại đây chờ con đâu.
Từ câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy phương cách tốt nhất để
phụng sự Chúa, không nhất thiết là phải từ bỏ mọi sự, không nhất thiết là quay
lưng lại với thế gian, không nhất thiết là phải ẩn mình vào một tu viện nào đó,
không nhất thiết là phải quỳ gối cầu nguyện lâu giờ, không nhất thiết là phải
làm nên những công việc kỳ diệu.
Trái lại, phương cách tốt nhất để phụng sự Chúa, đó chính là phục
vụ anh chị em của chúng ta, đặc biệt là những người bất hạnh và thiếu may mắn,
bởi vì phục vụ anh em là phục vụ cho chính Chúa. Đây cũng là điều Ngài không ngừng
xác quyết trong Phúc âm, nhất là qua đoạn Tin Mừng hôm nay.
Ngài nói:
-
Ai muốn là người đứng đầu,
thì phải là kẻ rốt hết và làm việc để phục vụ mọi người.
Nơi khác, Ngài lại còn xác quyết mạnh mẽ hơn:
-
Con Người đến không phải
để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc
cho nhiều người.
Chính vì thế, trong bữa tiệc ly, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho
các môn đệ để dạy cho các ông bài học về tinh thần khiêm nhường và phục vụ:
-
Các con gọi Ta là Chúa
và là Thầy thì phải lắm. Thế nhưng, nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn quỳ xuống
rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau…
Những Việt kiều khi về thăm quê hương, thường cho biết: tình
hình đạo đức bên Tây phương có phần sa sút, người ta ít đi nhà thờ, ít lãnh nhận
các bí tích. Thế nhưng về tinh thần bác ái và phục vụ thì họ lại hơn hẳn. Có những
gia đình Mỹ, sẵn sàng đón nhận những người Việt Nam thất nghiệp, cho ở và nuôi
ăn trong nhà mình. Chắc hẳn chúng ta khó mà thực hiện được như vậy.
Người Việt Nam chúng ta thường tự hào là đạo đức, vì rất siêng
năng tham dự thánh lễ, tổ chức rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ, thế nhưng đó
chưa phải là dấu hiệu để thiên hạ nhận biết người môn đệ của Chúa, vì:
-
Người ta cứ dấu này mà
nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau.
Nếu như bây giờ chúng ta tạm gác bỏ những hình thức đạo đức bên
ngoài ra một bên, để chỉ căn cứ vào tinh thần phục vụ, vào những hành động bác
ái yêu thương, thì liệu chúng ta có còn là những môn đệ của Chúa nữa hay không?