TUẦN 34 – THỨ SÁU
Bài đọc 1 Năm lẻ
[Daniel có một thị kiến
trong đó ông thấy,] Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến… Ngài
nhận quyền thống trị, vinh quang và danh dự (Dn 7,13. 14)
Các sách Tin mừng áp dụng cho Chúa
Giêsu tước hiệu “Con Người” khoảng 70 lần. Tước hiệu này cũng được đưa ra trong
cuộc xử án Chúa Giêsu, khi thượng tế Caipha hỏi Ngài: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống không?” Chúa
Giêsu trả lời: “Chính thế! Rồi các ông sẽ
thấy Con Người ngự giá mây trời mà đến.”
Vị thượng tế liền xé áo mình ra và
nói: “Chúng ta cần gì nhân chứng nữa. Qúy
vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa” (Mc 14,61. 64). Một lần khác tước
hiệu này được đề cập đến liên quan tới ngày tận thế. Chính Chúa Giêsu nói: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy
quyền năng và vinh quang như trong đám mây mà đến” (Mc 13,26).
Tôi đã sẵn sàng cho ngày
kinh khủng đến Con Người đến trong đám mây với quyền năng lớn lao chưa?
Thế gian là chiếc cầu,
hãy đi trên đó, chứ đừng lạm dụng nó.
Bài đọc 1 Năm chẵn
[Gioan viết:] Bấy giờ
tôi thấy một ngai lớn màu trắng và thấy Đấng ngự trên đó… Tôi thấy trời mới đất
mới, vì trời cũ đất cũ đã qua. (Kh 20, 11; 21,1)
Benjamin Franklin viết những dòng
này để khắc lên bia mộ ông: “Thân xác của
Benjamin, một thợ in; cũng giống như một bìa của cuốn sách. Dù nội dung của nó
được khai thác khác, thì vẫn còn đó những ký tự, chất liệu, làm thức ăn cho côn
trùng. Nhưng công trình không hoàn toàn mất đi, như ông tin rằng nó sẽ được tái
bản, sửa chữa hoàn hảo hơn bởi Tác giả của nó.”
Những lời của Franklin và thị kiế của
Gioan về “cuộc tạo dựng mới” mà Chúa Giêsu đã khởi sự cùng với sự cộng tác của
chúng ta đang tiến tới hoàn hảo. Tôi đã và đang cộng tác với Chúa Giêsu như thế
nào?
Trước khi Thiên Chúa
thực hiện công việc của Ngài, chúng ta phải làm những công việc của mình (Thánh
Augustinô).
Bài Tin Mừng
[Chúa Giêsu nói:] “Anh
em hãy xem cây vả cũng như các cây khác: Khi cây đâm chồi, anh em nhìn là đủ
biết mùa hè đã đến gần. Cũng vậy, khi anh em thấy những điều đó xảy ra, thì hãy
biết là Nước Thiên Chúa đang đến gần” (Lc 21,29-31)
Người Hy Lạp thời cổ tin rằng lịch
sử đi theo vòng tuần hoàn. Nói khác đi, cứ ba ngàn năm một đại họa nào đó sẽ
quét sạch thế giới này. Sau đại họa, lịch sử nhân loại sẽ bắt đầu lại và lặp
lại chính nó. Người kitô hữu thì theo một quan điểm ngược lại: họ tin rằng lịch
sử đi theo một đường thẳng, nghĩa là có một hướng xác định. Nhân lọai hướng đến
việc thành toàn Nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã khởi sự và Ngài để cho chúng
ta hoàn tất.
Tôi đang làm gì hoặc đang nỗ
lực làm gì để cộng tác vào việc thành toàn Nước Thiên Chúa?
Không có bóng tối, chỉ là
không có khả năng nhìn thấy. (Malcolm Muggeridge)