Học làm người _ biết giữ thể diện cho người

BIẾT GIỮ THỂ DIỆN CHO NGƯỜI
Chỉ một chút suy nghĩ vài lời ngọt ngào, một lòng thành thật, biết quên mình và hiểu người, đã đủ làm dịu hẳn vết thương.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công 
Năm 1922. sau hai thế kỷ oán thù, dân Thổ Nhĩ Kỳ quyết xua đuổi những kiều dân Hy Lạp ra khỏi nước, Mustapha Kemal cầm đầu trận chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Đó là một trong những cuộc chiến thuộc loại đổ máu nhiều nhất. Quân Thổ thắng và khi hai dại tướng Hy Lạp Tricopis va Dionis tới Tổng hành dinh của Kema để đầu hàng, dân Thổ hoan hỷ, trút lên đầu họ những lời nguyền rủa độc ác.
Mustafa Kemal
Nhưng Kemal không làm thế. Kemal không tỏ cho họ thấy rằng ông là người thắng. Những bậc vĩ nhân không phí thì giờ để tự đắc khoe khoang những thành công của mình. Ông Kemal bắt tay hai đại tướng đó và nói: "Xin mời hai ngài ngồi xuống đây, chắc hai ngài mệt lắm.”
Rồi sau khi nói chuyện với họ về trận mạc, ông xoa vết thương tự ái họ: “Tôi xin lấy tư cách của một quân nhân nói chuyện với hai ngài. Là quân nhân, tôi cho chiến tranh là canh bạc và những người cao tay nhất cũng có khi thua."
Vậy, cả tới trong lúc sự vui sướng thắng trận kích thích, mà ông Mustapha Kemal cũng không quên quy tắc rất quan trọng: Biết giữ thể diện cho người khác.
Công ty điện thoại ở Nữu Ước gặp một việc khó giải quyết: Làm sao cho Charles Steinmetz chịu bỏ chức chủ sở đi được. Steinmetz là một thiên tài bậc nhất về điện học, nhưng hoàn toàn bất tài trong công việc chỉ huy một phòng kế toán. Công ty sợ làm phật ý ông, vì ông rất cần cho công ty, lại tính ông dễ hờn. Các ông giám đốc công ty liền thăng ông lên: "Kỹ sư cố vấn của công ty điện khí.” Chi có cái chức là mới, còn công việc vẫn là công việc cũ. Rồi họ lựa một người khác cho chỉ huy phòng kế toán. Steinmetz sưng sướng và hài lòng, mà các vị giám đốc cũng vậy !
Khéo xử một cách ngọt ngào, biết giữ thể diện cho Steinmetz, họ đã êm ấm đạt được mục đích không thiệt chút chi hết.
"Giữ thể diện cho người!" Điều đó quan trọng lắm. Vấn đề sinh tử! Vậy mà chúng ta có mấy khi biết giữ thể diện cho người khác. Chúng ta chà đạp cảm tình của người, bắt theo ý ta, buộc lỗi họ, dọa dẫm họ. Chúng ta rầy la người dưới, người giúp việc trước mặt bất cứ ai, không hề nghĩ rằng lòng tự ái của họ đang bị ta chà đạp. Mà có khó khăn gì đâu, chỉ một chút suy nghĩ vài lời ngọt ngào, một lòng thành thật, biết quên mình và hiểu người, đã đủ làm dịu hẳn vết thương.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công