Học làm người _ danh ngôn của người xưa

DANH NGÔN CỦA NGƯỜI XƯA
1. LỢI DỤNG NGÀY HÔM NAY:
"Ở đời có ba điều đáng tiếc: Một là hôm nay bỏ qua. Hai là đời này chẳng học. Ba là thân này lỡ hư”.
- Chu Hi.
2. KIẾN THỨC VÀ ĐẠO ĐỨC:
“Có học mà không có đạo đức, thì là người ác. Có đạo đức mà không có học vấn, thì là người quê”.
- La Tư Phúc.
3.BÁC ÁI:
“Không gì giỏi bằng hay bàn hỏi,
Không gì yên bằng hay nhẫn (thản nhiên),
Không gì hơn người bằng có đức,
Không gì sung sướng bằng làm việc lành”.
- Hoàng Thạch Công.
4. KHIÊM NHƯỢNG:
“Người biết “Đạo” tất không khoe,
Người biết “Nghĩa” tất không tham,
Người biết “Đức” tất không muốn tiếng tăm lừng lẫy”.
- Trương Cửu Thành
5. TỰ CHỦ:
“Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình, mà cứ muốn kiềm chế người, thì thật là khờ dại”.
- Khuyết Danh
6. TỰ SỬA LỖI:
“Người ta, ai mà không có lỗi, có lỗi mà biết sửa, thật là đáng quý”.
- Tả truyện
7. GIỮ LỜI NÓI:
“Câu nói như mũi tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa”.
- Lục Tài Tử.
8. DỊU HIỀN:
“Vạn vật trong thiên hạ, không gì mềm nhũn bằng nước, thế mà nước to vô hạn, sâu vô cùng”.
- Hoài Nam Tử
9. ĐAU KHỔ:
“Cuộc đời là trường học lớn, khốn quẫn và đau khổ là ông thầy giỏi, là người bạn tốt rèn luyện ta vậy”.
- Khuyết danh
10. CHÍ KHÍ:
“Cuộc đời là biển cả làm đắm đuối lòng người, “Chí” của ta là cái để hộ thân ta, làm cho sóng gió không thể xiêu bạt, vùi giập ta được”.
- Thúc Vô Công
11. TỰ TRÁCH MÌNH:
“Chẳng trách người mà trách mình, là phương pháp cần nhất để tu tỉnh thân ta. Hãy biết tha thứ cho người, là phương pháp cần nhất để nuôi lòng độ lượng”.
- Lã Khôn
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công