CHO ĐI LÀ HẠNH PHÚC
Sinh thời, ông
Yu được mô tả là một “tỉ phú từ thiện” có ngoại hình và lối sống khá kỳ quặc.
Tóc của ông nhuộm màu đen tuyền và chải bồng lên. Ông thường xuyên mặc áo trắng
kiểu Mao Trạch Đông với đôi giày màu trắng. Bàn làm việc của ông ở ngay giữa một
văn phòng cùng với hàng nửa tá nhân viên. Mặt bàn đầy những vật linh tinh như:
một bát trái cây nhựa, một máy đếm tiền và một cặp mô hình máy bay song đấu, một
của Trung Quốc, một của Mỹ. Ít khoe khoang tài sản, ông sống tại khách sạn
Panglin và thích ăn kiểu buffet tự chọn, ngồi bên dưới một bức chân dung khổng
lồ của mình đang mỉm cười.
Kỳ dị như thế,
nhưng khó ai có thể đặt câu hỏi về sự hào phóng của ông Yu. Ông Yu vui mừng có
sự hỗ trợ của gia đình, nhưng nói rằng ông sẽ làm việc từ thiện của mình dù có
sự chấp thuận hay không của họ. Bởi ông Yu cho rằng: “Tôi không quan tâm những gì người khác nghĩ. Hiến tặng tiền của mình
làm cho tôi hạnh phúc. Tôi đã từng là người nghèo.”
Nói là làm, cho
tới tận thời điểm ông, trở về cõi vĩnh hằng (hưởng thọ 93 tuổi), ông Yu được mệnh
danh là tỉ phú làm từ thiện số 1 Trung Quốc. Trong vòng 5 năm liên tiếp, ông
luôn đứng đầu danh sách các tỉ phú làm từ thiện của Trung Quốc theo Hurun - Tạp
chí chuyên nghiên cứu về người giàu Trung Quốc. Năm 2007, ông góp mặt trong
danh sách những nhà hảo tâm hàng đầu thế giới do tạp chí danh tiếng Time bình
chọn.
Tại Trung Quốc,
ông Yu được biết đến là nhà tài phiệt bất động sản tầm cỡ, Chủ tịch hãng bất động
sản Foo Tak và khách sạn Shenzhen Panglin tại Thâm Quyến. Ông cũng là người
sáng lập Quỹ Yu Pang-lin Foundation, quỹ dành riêng để chăm sóc sức khỏe, giáo
dục và cứu trợ thiên tai. Ông đã hiến tổng cộng 25 triệu nhân dân tệ nhằm cải
thiện sức khỏe của người dân.
Đặc biệt, tỉ
phú Yu rất quan tâm đến việc giúp đỡ những người mắc bệnh đục thủy tinh thể. Từ
năm 2003, Quỹ từ thiện Yu Pang-lin đã hỗ trợ phục hồi thị lực cho hơn 300.000
người đến từ hơn 20 tỉnh và khu tự trị khắp Trung Quốc, bao gồm cả một số khu vực
nghèo như tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam và Quý Châu.
Sở dĩ ông Yu đặc
biệt quan tâm các bệnh nhân bị đục nhân mắt là vì căn bệnh này từng làm ông mù
lòa cách đây 10 năm. “Tôi là người giàu
mà còn cảm thấy đau đớn nên người bình thường chắc sẽ đối mặt với nhiều khó
khăn hơn nếu chẳng may không nhìn thấy ánh sáng” - ông Yu đã tâm sự như thế
sau khi ông phục hồi thị lực sau ca mổ mắt.
Trải qua những
năm tháng nghèo khổ, có đôi lần không may mắc phải bệnh trọng, bằng tấm lòng “thương người như thể thương thân” ngay
từ khi còn trẻ, ông Yu đã luôn muốn dùng kinh nghiệm bản thân để giúp đỡ những
người khác. Vào những năm 1940, ông chọn công việc nhà báo và biên tập viên để
hiểu rõ hơn về những khó khăn của tầng lớp dân nghèo.
Đến năm 1980,
ông Yu bắt đầu quyên góp tiện để xây dựng trường học, trung tâm cấp cứu, các
tuyến xe buýt công cộng, đường hầm, đài phun nước và nhiều dự án cơ sở hạ tầng
khác.
Ông Yu từng nói
ước mơ thuở bé của mình là mua xe cứu thương cho người dân sau khi nhìn thấy một
bệnh nhân tử vong vì xe cứu thương không tới kịp. Bên cạnh đó, ông cũng dành một
khoản tiền lớn để trao học bổng và tài trợ cho 20 trường đại học ở Trung Quốc,
đóng góp hơn 70 triệu nhân dân tệ cho các sáng kiến giáo dục.
Một con người đầy
nghị lực và giàu lòng nhân ái
Ít ai biết rằng
“đại gia từ thiện” Yu Pang-lin vốn là chàng trai nghèo nhưng đầy nghị lực. Sinh
ra tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, phía Nam Trung Quốc, ông tới Thượng Hải
từ thuở còn là thanh niên, hi vọng tìm được vận may. Khi mới đặt chân tới Thượng
Hải, ông làm kéo phu xe và bán nữ trang rẻ tiền trên hè phố. Không rõ nguyên cớ
vì sao, vào năm 1954, ông bị bắt vì bị cáo buộc oan uổng rằng ông xuất thân từ
một gia đình địa chủ giàu có. Không thể minh oan cho bản thân, sau đó, ông Yu bị
kết án 3 năm tù ở một trung tâm “cải tạo tư tưởng.”
Sau khi được thả,
may mắn bắt đầu mỉm cười với ông khi ông có trong danh sách những người hiếm
hoi được cấp giấy phép du lịch sang Hồng Kông. Ông tìm được việc lau dọn tại ‘một
công ty lớn. Mặc dù không biết nói tiếng Anh hoặc tiếng Quảng Đông, nhưng với bản
tính cần cù, ham học hỏi, thông minh lại kiên trì nên ông Yu được ông chủ cất
nhắc lên một vị trí quản lý cấp thấp, và chắt chiu dành dụm suốt thời gian đó.
Sau một thời
gian chăm chỉ làm việc, ông gom hết tiền dành dụm theo chủ của mình sang Đài
Loan mở công ty kinh doanh bất động sản vào những năm 1970. Tại đây, ông thu
mua một số tòa nhà cũ, sau đó bán lại với giá cao gấp 10, thậm chí 100 lần số vốn
ban đầu.
Sau đó, Yu đầu
tư vào bất động sản và cổ phiếu tại Hồng Kông. Ông nổi tiếng tại Hồng Kông với
danh hiệu “Vua khách sạn ái tình” - vì có nhiều khách sạn của ông đã được cho
khách thuê theo giờ.
Năm 1975, ông tậu
căn hộ sân vườn sang trọng, từng là nơi ở của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long.
Năm 2008, khi chính quyền Hồng Kông ngỏ ý mua lại để làm Bảo tàng Lý Tiểu Long,
ông quyết định hiến luôn căn nhà này. Căn hộ đó được Yu mua với giá không tới
110.000 USD nhưng giá trị của nó hiện được xác định hơn 18 triệu USD. Từ đó ông
được gọi là “tỉ phú hào phóng” nhất Trung Quốc.
Năm 2010, trong
một bữa tiệc, nhà tài phiệt Hồng Kông cho biết ông đã gửi toàn bộ khối tài sản
trị giá 2 tỉ USD cho ngân hàng để làm từ thiện sau khi mình qua đời. Khi được hỏi
tại sao không để lại cho các con một xu nào, ông Yu giải thích: “Nếu các con tôi giỏi giang, tôi không cần để
lại nhiều tiền bạc cho chúng. Còn nếu chúng không đủ năng lực, tiền bạc chỉ làm
hại chúng mà thôi.”
Không mấy ngạc
nhiên khi Yu Pang-Lin cũng khuyến khích bạn bè của ông làm như vậy. Phát biểu với
báo giới, ông cho hay: “Tôi đã lớn lên
trong nghèo đói và nhận thức rõ ràng sự thiếu thốn của người nghèo. Họ cần sự
giúp đỡ. Còn với hai đứa con, tôi tin chúng có thể tự xoay sở được.”
Dennis Pang,
người cháu của tỉ phú Yu thừa nhận rằng ban đầu khi nghe ông nội của mình khăng
khăng cho đi tất cả những gì ông đã làm ra khiến Pang khá hoang mang, khó tin
đó là sự thật. Nhưng khi nhận công việc trợ lý cá nhân của ông nội mình, và thấy
tận mắt những việc tốt mà Quỹ từ thiện Yu Pang-Lin đã làm được, Pang thật sự
tôn trọng quyết định của ông nội Yu bằng cả tấm lòng kính phục. “Trước khi đến đây, tôi đã bối rối. Nhưng
bây giờ khi thấy những người mà ông tôi giúp, tôi hiểu rằng đó là một sự đặc biệt”
- Dennis Pang chia sẻ.
Nhà tài phiệt tốt
bụng qua đời vào ngày 2-5-2015, thọ 93 tuổi. Tỉ phú này cũng từng chia sẻ rằng "làm từ thiện chính là bí quyết giúp
ông sống thọ.”