Câu chuyện về Gabriel Gargam
Ngày 20 tháng 9
năm 1901, 60 bác sĩ danh tiếng đã đến kiểm tra cho Gargam. Với việc chữa trị
hoàn toàn bất - tự - nhiên này, họ công nhận rằng ông đã khỏi bệnh. Gargam cùng
lòng biết ơn với Thiên Chúa đã tự nguyện hiến thân để phục vụ vô vị lợi tại Lộ
Đức.
Hoàng Oanh
Năm 1858, tại hang động Massabielle, gần Lộ Đức (Lourdes) nước
Pháp, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã hiện ra 18 lần với cô thiếu nữ nghèo 14 tuổi
Bernadette Soubirous. Người đã tỏ mình ra cho cô bé biết về đặc ân đồng trinh
trọn đời. Thông qua Bernadette, Mẹ đã nhắn nhủ đến mọi người: Hãy cầu nguyện và
sám hối để thay đổi thế giới. Giáo hội đã mất 4 năm để xác thực lời chứng của
Bernadette trước khi công bố phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức. Từ đó Lộ Đức đã trở thành một
nơi linh thiêng rất nổi tiếng, thu hút hàng triệu tín đồ hành hương mỗi năm. Đã
có hàng ngàn ơn chữa lành bệnh tật đã xảy ra tại nơi này.
Cục Y tế được thành lập từ năm 1882 để kiểm tra tính xác thực của
những ca chữa bệnh tại đây. Hơn 500 y bác sĩ thuộc cùng tôn giáo hoặc vô thần đều
được mời đến mỗi năm. Rất nhiều cuốn sách và phim điện ảnh đã kể về câu chuyện ở
Lộ Đức. Thậm chí cả Hollywood cũng đã dựng một bộ phim để về sự kiện đáng nhớ
này vào năm 1940 với tên gọi “Bài hát của Bernadette” – từng đạt 4 giải thưởng
Oscar vào năm 1943, 3 giải tại Liên hoan phim Quả Cầu Vàng năm 1944
Không ai rời Lộ Đức mà không mang theo niềm tin. Một số người đến
với Lộ Đức với những định kiến suốt đời để rồi tâm hồn họ được gột rửa. Thái độ
hoài nghi thay bằng niềm tin, vẻ thờ ơ và sự đối kháng trở thành con tim yêu mến
Thiên Chúa.
Câu chuyện về Gabriel
Gargam
Trường hợp của Gabriel Gargam có thể là một trong những câu chuyện
nổi tiếng nhất trong hàng ngàn trường hợp đã được chữa trị tại Lộ Đức, phần vì
ông khá nổi tiếng, phần khác vì ông được đón nhận ơn chữa lành tâm hồn và thể
xác. Sinh năm 1870 trong một gia đình Công giáo đạo đức, ông sớm hứa hẹn sẽ trở
thành một chàng sinh viên thông minh và một giáo dân nhiệt thành. Lời hứa ấy đã
không được trọn vẹn vì năm 15 tuổi, ông dường như mất hết niềm tin vào Thiên Chúa.
Ông tìm được một công việc trong bưu điện và được giao nhiệm vụ là người phân
loại bưu phẩm vào tháng 12 năm 1899. Trong một chuyến xe lửa đi từ Bordeaux đến
Paris, tàu của ông bị va vào đoàn tàu khác chạy ngược chiều với vận tốc 50 dặm/h,
Gargam bị văng xa 50 feet khỏi xe lửa. Ông nằm giữa trời tuyết, bị chấn thương
nặng và bất tỉnh trong 7 giờ đồng hồ. Khi đến bệnh viện, ông dường như đã tắt
thở. Sau 8 tháng, cơ thể Gargam chỉ như một bộ xương với đôi chân bị hoại tử.
Ông sụt gần 30kg dù bình thường ông là người rất to con. Gargam cũng không thể
tự ăn mà chỉ có thể truyền thực phẩm vào cơ thể bằng ống. Ông quyết định kiện
ngành đường sắt và tòa án Appellate đã thừa nhận lời tuyên án của phiên tòa trước
đó. Ông được bồi thường 6000 francs, bên cạnh mức phí tổn 60.000 francs.
Chuyến tàu làm thay đổi cả cuộc
đời của Gabriel Gargam
Cuộc sống của Gargam rơi vào tuyệt vọng, ông chỉ có thể nằm một
chỗ, mọi sự vận động đều phải có sự hỗ trợ của hai y tá. Các bác sỹ chứng thực
ông hoàn toàn tàn phế và chỉ có thể nằm đó đến khi cái chết giải thoát cho ông.
Trước khi tai nạn xảy ra, Gargam đã không đến nhà thờ trong vòng
15 năm. Dì của ông, một nữ tu của dòng Thánh Tâm đã nài nỉ ông đến Lộ Đức nhưng
ông từ chối. Cuối cùng, chỉ sau khi nghe lời van xin của mẹ mình, ông mới chấp
nhận đến Lộ Đức. Gargam chưa từng rời khỏi giường của mình sau khi bị tai nạn.
Ông được mang lên cáng đưa ra tàu lửa và bị đuối sức đến bất tỉnh suốt một giờ
đồng hồ. Mọi người muốn dừng lại cuộc hành hương vì ông có thể sẽ chết trên đường
nhưng mẹ ông vẫn cố nài nỉ để chuyến đi được thực hiện.
Khi đến Lộ Đức, Gargam đi xưng tội và nhận phép Hòa Giải nhưng
tình trạng vẫn như thế. Ông được mang đến hồ nước phép, ngâm mình trong dòng nước
nhưng kết quả còn tồi tệ hơn khi ông ngất đi. Sau một thời gian không thể hồi tỉnh,
mọi người nghĩ rằng Gargam đã chết. Họ đưa xe ngựa trở về lại khách sạn trong nỗi
đau thương. Trên đường trở về, có một đoàn rước Thánh Thể đang tiến tới gần, họ
đứng nép sang một bên, phủ quần áo trên mặt người đàn ông được cho là đã chết.
Hình ảnh dòng người trong cuộc
rước Thánh Thể ở Lộ Đức
Khi vị linh mục mang Mình
Thánh lướt qua, ngài đã đọc lời chúc lành đến với đám đông âu sầu đang đứng
xung quanh người đàn ông kia và đột nhiên có sự chuyển động dưới lớp vải. Trong
khi người thân của ông dường như đứng lặng đi và đám đông còn đang sửng sốt thì
Gargam quả quyết rằng ông muốn đứng dậy. Mọi người nghĩ đó có thể là tình trạng
mê sảng trước cái chết và cố gắng dỗ dành ông. Gargam đứng thẳng lên, bước đi
vài bước và nói rằng mình đã được chữa trị. Ông trở về khách sạn, bước đi bình
thường và ngồi trên bàn dùng bữa một cách vui vẻ.
Ngày 20 tháng 9 năm 1901, 60 bác sĩ danh tiếng đã đến kiểm tra
cho Gargam. Với việc chữa trị hoàn toàn bất - tự - nhiên này, họ công nhận rằng
ông đã khỏi bệnh. Gargam cùng lòng biết ơn với Thiên Chúa đã tự nguyện hiến
thân để phục vụ vô vị lợi tại Lộ Đức.
Gargam đã lập ra một công ty nhỏ, kết hôn với một cô gái sùng đạo,
người đã hỗ trợ ông hết lòng trong công việc tông đồ. Trong hơn 50 năm, ông thường
xuyên trở lại Lộ Đức làm công việc khiêng cáng cho bệnh nhân. Lễ Kim khánh ơn
chữa lành của ông được tổ chức trọng thể vào ngày hành hương toàn quốc ở Pháp
năm 1951. Gargam ngồi trên ghế ở quảng trường Mân Côi, xung quanh là 1.500 bệnh
nhân vào hơn 50.000 tín hữu khác. Sau lần viếng thăm cuối cùng vào tháng 8 năm
1952, ông mất vào tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 83 tuổi.