BEETHOVEN (LUDWING VAN)
(1770-1827)
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Sinh tại Bonn,
gần Cologne.
Thân phụ là một nghệ sĩ luôn luôn say sưa, ép Beethoven học nhạc rất sớm (8 tuổi).
Lên 11 tuổi, tiên sinh đã phải đánh nhạc
để giúp gia đình và đến 13 tuổi thì bắt đầu soạn nhạc. Năm 1792, tiên sinh được
gửi đi Vienne để học thêm rồi tiên sinh ở luôn
tại đấy không trở về quê nhà nữa. Đến 25 tuổi, tiên sinh đã cho ra đời nhiều
tác phẩm nhưng đến năm 1800 (30 tuổi) tiên sinh mới được quảng đại quần chúng
thưởng thức tài nghệ.
Cả một tương lai rực rỡ đang đón chờ bậc
thiên tài thì một tai họa làm cuộc đời của Beethoven càng ngày càng đen tối:
Beethoven thấy mình bị nặng tai. Lúc đầu, tiên sinh còn định giấu kín mối đau
khổ với tất cả những ai quen thuộc.
Thêm vào đó sự lạnh nhạt ruồng rẫy của cô
Giulietta mà Beethoven đã yêu hai năm qua làm Beethoven càng đau khổ thêm và đó
cũng là đề tài cho bao nhiêu nhạc phẩm mới.
Từ năm 1806, Beethoven yêu cô Thérèse de
Brunswick và cũng được yêu lại nhưng cuộc hôn nhân không thành.
Năm 1814 là năm mà Beethoven lên đến tột
độ của đài vinh quang. Tại Vienne, tiên sinh được hầu hết những vua chúa Châu
Âu đến thăm viếng, tỏ lòng ngưỡng mộ.
Từ năm 1814 về sau, Beethoven còn gặp nhiều
mối đau khổ:
-
Luôn luôn túng thiếu. Vì nguyên nhân này hay
nguyên nhân nọ, tiền bạc không đến cho tiên sinh một cách dồi dào hay đều đặn
như trước nữa.
-
Bạn bè thân thuộc lần lượt qua đời. Beethoven sống
gần như cô độc.
-
Bệnh nặng tai của tiên sinh đến đây thì tuyệt vọng
hẳn. Tiên sinh phải tiếp khách bằng bút đàm (còn giữ lại 11 ngàn trang bút
tích).
-
Buồn phiền gia đình: tiên sinh có một người anh vừa
qua đời, để lại một đứa con 8 tuổi. Tưởng là đem về để chú cháu khuya sớm có
nhau, không ngờ được vài năm thì thằng cháu quý vác súng bắn lại chú, làm chú bị
thương.
Dồn dập tai họa, Beethoven mới có ngoài
50 tuổi mà đã như một ông già 70, không nghị lực, không thiết gì hết.
Ngoài ra tiên sinh còn bị bệnh đau phổi,
bệnh vàng da mà bệnh nào chữa cũng không lành.
Anh em bạn của Beethoven cho rằng
Beethoven đã kiệt sức rồi nhưng không ngờ đến năm 1923, tiên sinh sáng tác nhạc
phẩm Hòa tấu thứ IX (neuvième symphonie) được xem như là bản nhạc bất hủ của
nhân loại.
Tiên sinh đã bắt đầu viết bản Hòa tấu thứ
X thì bị bệnh và tiên sinh tạ thế ngày 26-3-1827 sau 3 ngày chiến đấu với tử thần.
Beethoven là tác giả của 32 Tấu khúc
(sonates) để đánh vào dương cầm, ngoài ra còn một số lớn nhạc phẩm cho vĩ cầm,
đại vĩ cầm (Violoncelle).
VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHẠC
PHẨM CỦA BEETHOVEN.
Fidelio
(Tình phu thê hay Leonore).
Nhạc kịch gồm hai màn và tất cả lời trong
nhạc kịch được ca hát lên (không nói). Đây là câu chuyện của một người chồng
tên là Florestan bị tù oan và sắp bị hành quyết. Vợ là Leonore giả trai tên là
Fidelio xin vào làm việc tại nhà tù, tìm cách cứu chồng,…
Nhạc có những đoạn diễn tả sự căm hờn, sự
thất vọng, lòng tin tưởng vào sự công minh của Thượng đế, sự reo mừng sau khi vợ
chồng được giải thoát,…
Hòa
tấu
Beethoven sáng tác tất cả là 10 hòa tấu.
Hòa tấu sau cũng không hoàn thành kịp.
Một hòa tấu thường gồm 4 đoạn đi từ vui vẻ,
nhí nhảnh qua dịu dàng, duyên dáng rồi đến hùng dũng và đòi hỏi một dàn nhạc đến
500,600 nhạc sĩ là thường (120 vĩ cầm, 30 dương cầm…) Từ 1880 về sau, nhạc sư
Berlioz còn sáng kiến thêm đồng ca.
Hòa tấu chia làm hòa tấu hùng
(héroique), hòa tấu
bi thảm (tragique), hòa tấu
thôn dã (pastorale), hòa tấu dị thường
(fantastique), hòa tấu
với đồng ca (bắt đầu bởi Berlioz)….
-
Hòa tấu
hùng (thứ 2) được sáng tac để tặng vị anh hùng bách chiến
bách thắng lúc bấy giờ là Đại tướng Bonaparte, nhưng sau đó Beethoven lại đổi ý
kiến vì Bonaparte, lên ngôi vua, không còn là một chiến sĩ cho Tự do, Dân chủ nữa.
-
Hòa thấu
hùng thứ 4 rất duyên dáng và đầy yêu thương vì lúc bấy giờ tiên sinh hứa
hôn với Thérèse de Brunswick.
-
Hòa tấu
thôn dã thứ 6 bằng nhạc cụ diễn lại nhiều cảnh thiên nhiên (tiếng
suối reo, chim hót, tiếng gió trong rừng…)
-
Hòa tấu
thứ 9 dài, trình diễn hơn 1 giờ 10 phút mới hết, còn được gọi là
tiếng hát Thiên Nga vì nói lên:
Sự cao thượng, sự vĩ đại của con Người.
Tình yêu thương tràn ngập khắp thế gian.
Cảnh
thái bình thịnh vượng trên khắp thế giới,…
Cũng với
bản hòa tấu này, sau đó Berlioz thêm vào đồng ca, 360 người và như vậy Berlioz
đã phải điều khiển một ban trình diễn gồm tất cả là 1200 nghệ sĩ.
Tấu
khúc (sonate) là những bản nhạc
chuyên cho dương cầm, vĩ cầm và không có đồng ca đơn ca gì cả.
Tấu khúc của Beethoven được xem như là hay
nhất, trong đó đặc biệt có Sonate
Ánh Trăng, Fur Elise
Tứ tấu khúc (quatuor) là một bản nhạc soạn
cho 4 nhạc cụ cùng một loại (dây thì dây hết, kèn thì kèn hết, sáo thì sáo hết,…).
Vì vậy sự sáng tác một Tứ tấu khúc bị gò ép, giới hạn nhiều hơn là một bản hòa
tấu với nhạc cụ nhiều thứ và không bị hạn chế. Tứ tấu khúc Do Thăng thứ
của tiên sinh (Do dièse mineur) được xem như là hay nhất từ trước đến nay.
Trích
tác phẩm DANH NHÂN THẾ GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết