ARISTOTE
(384-322)
TIỂU
SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Sinh tại Stagire thuộc xứ Macédoine, mất
tại Chalcis thuộc
Eubée, môn đệ của Platon. Đầu tiên là thầy dạy, sau là bạn của Alexandre Đại đế,
tiên sinh sáng lập ra học phái Tiêu dao (école péripatéticienne), một học phái
chủ trương giáo dục ở ngoài cảnh vật nhiều hơn là ở trong sách vở và Thầy vừa dẫn
học trò đi dạo vừa giảng bài.
Sau đó, vì xung đột tư tưởng chính trị với
Démosthène, tiên sinh bỏ Athènes mà ở tại đảo Eubéc và tại đó, sau một năm,
tiên sinh tạ thế vì bệnh đau dạ dày đã lâu. Tiên sinh có để chúc ngôn yêu cầu
đem hài cốt của Pythias, vợ tiên sinh, về mai táng gần bên mình.
Người ta cũng lấy làm lạ rằng tiên sinh tạ
thế cũng chưa già mà tiên sinh đã để lại cả một kho tàng kiến thức.
LIỆT
KÊ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ARISTOTE:
Tiên sinh viết rất nhiều, nghiên cứu đủ
ngành: Triết học, Chính trị, Vạn vật và Vật lý. Dưới đây là những tác phẩm
chính:
Luận
Lý Học gồm 6 sách khái luận.
Vật
Lý Học gồm 8 sách.
Vạn Vật
Học nói về sự sinh dục, sự tiêu diệt khoáng vật, thực vật, thú vật,
sự hô hấp, sự di chuyển,…
Tâm
Lý Học gồm những sách:
-
Cảm giác và Những vật Cảm thức được (Sensations
et choses senties).
-
Trí nhớ và sự Hồi tưởng.
Sau
là những cuốn:
-
Đạo Đức Học.
-
Chính Trị Học.
-
Tu Từ Học (Rhétorique)
-
Thi Pháp
-
Hiến Pháp Athènes…
Về Triết
học, theo Aristote, thì:
-
Thế giới là cả một tôn ti trật tự gồm nhiều sự vật
đi từ khoáng vật lến đến Thượng đế.
-
Động cơ của sinh vật là linh hồn.
-
Động cơ của thế giới là Thượng đế.
Linh hồn và Thượng đế đều có chung một yếu
tính là sự Thông minh, sự Thông hiểu hết sự vật.
Aristote là một bộ óc thông minh hiếm có.
Kiến thức tiên sinh uyên thâm và bao la. Suốt trong thời trung cổ, tất cả các
triết gia đều tôn ông vào bậc Thầy.
Ngày nay người ta còn nhắc đến Luận lý học của tiên sinh.
Trích tác phẩm DANH NHÂN THẾ
GIỚI
của Trịnh Chuyết
của Trịnh Chuyết