Danh nhân _ Archimede

ARCHIMÈDE
(287-212)
Nhà bác học danh tiếng nhất của nước Hy lạp trong thế kỷ thứ III trước công nguyên.
TIỂU SỬ VÀ CÔNG NGHIỆP
Sinh tại thành phố Syracuse. Ông thân sinh là Phidias chuyên nghiên cứu Thiên văn học và chắc cũng là thầy dạy đầu tiên của Archimède. Sau đó, tiên sinh học thêm tại Alexandrie (Ai cập) lúc bấy giờ là một trung tâm văn hóa. Tại đây, tiên sinh được học với thầy Conon de Samos, Euclide, kết thân với những nhà toán học giỏi như Erastothène.
Công nghiệp khoa học của tiên sinh thì nhiều lắm:
-          Tìm ra công thức tính được diện tích và thể tích, hình lăng và hình cầu.
-          Sáng chế ra đòn bẩy, bộ rốc rách, đinh vít, bánh xe lăng cưa.
Người La mã đến, định chiếm Syracuse, tiên sinh ra cầm binh, cầm cự được 3 năm.
Tục truyền rằng tiên sinh có dùng những kiếng tập trung những ánh sáng phản chiếu của mặt trời để đốt cháy những tàu chiến của quân thù ở xa. Sau đó, người La mã chiếm thành phố. Tiên sinh bị một tên lính giết, vì đang say sưa làm một bài tính, tiên sinh không nghe mà cũng không trả lời được câu hỏi của tên lính ấy.
Marcellus, tướng La mã lấy làm tiếc vô cùng ra lênh xây cất cho tiên sinh một ngôi mộ trọng thế trên đó có vẽ những hình cầu, hình lăng trụ.
Và sau đây là câu chuyện tình cờ đã giúp cho tiên sinh tìm ra được những nguyên tắc của thủy tinh (Hydrostatique):
Hiéron, vua nước Syracuse có bảo một tên thợ vàng nọ làm cho người một vương miện bằng vàng. Nhưng nhà vua lại nghi ngờ tên thợ nọ có pha bạc vào trong vàng. Nhà vua bèn hỏi ý kiến Archimède làm sao biết được có sự gian lận nói trên mà vẫn giữ nguyên vẹn cái mũ của nhà vua. Archimède suy nghĩ lâu nhưng vẫn tìm chưa ra giải pháp thì, một hôm Archimède tắm, Archimède nhận thấy rằng tứ chi của mình trong nước mất bớt một phần nào đó trọng lượng. Do đó tiên sinh đã tìm ra nguyên tắc mà ngày nay gọi là “nguyên tắc Archimède”: Một vật nào thả vào chất lỏng cũng bị một sức đẩy từ dưới lên bằng trọng lượng của chất lỏng dời chỗ.
Sung sướng, ông ra khỏi nơi tắm, chạy luôn ra đến ngoài phố và la to “Euréka, Euréka” nghĩa là “Tôi tìm ra rồi, tôi tìm ra rồi”.
Trích tác phẩm DANH NHÂN THẾ GIỚI
của Trịnh Chuyết