Trẻ
châu Á bị giảm thị lực quá mức
Tới 90% học sinh khi tốt nghiệp phổ thông ở các thành phố lớn
tại châu Á bị cận thị, theo đánh giá của một nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu nói rằng sự "gia tăng khác thường"
của tình trạng này là do học sinh phải học rất nhiều ở trường và ít có cơ hội
tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời.
Bài viết trên tạp chí y khoa danh tiếng Lancet rằng một phần
năm số học sinh có thể bị suy giảm thị lực nặng và thậm chí mù lòa.
Tại Anh, mức cận thị trung bình là khoảng 20% tới 30%.
Theo Giáo sư Ian Morgan, người đứng đầu nghiên cứu của Đại học
Quốc gia Úc, thì 20-30% cũng từng là con số trung bình ở Đông Nam Á.
"Những gì chúng tôi thực hiện là tổng hợp tất cả các bằng
chứng cho thấy một điều rất bất thường đã xảy ra ở Đông Á trong hai thế hệ
qua," ông nói với BBC News.
"Cận thị từ chỗ chiếm 20% dân số nay lên tới trên 80%, và
đang tới mức 90% ở thanh thiếu niên. Khi thành người lớn, con số người cận thị
dàn trải ra trong dân số. Đây chắc chắn đặt ra một vấn đề nghiêm trọng về sức
khỏe."
Các chuyên gia mắt nói bạn bị cận thị nếu nhìn cách xa quá 2m
(6.6ft) mà thấy bị mờ. Điều này thường là do tình trạng nhãn cầu bị kéo dài khi
còn trẻ.
Theo nghiên cứu này, tình trạng đó là do một loạt các yếu tố -
do phải học nhiều và thiếu ánh sáng trời.
Giáo sư Morgan đưa ra lý giải rằng nhiều trẻ em ở Đông Nam Á
phải qua nhiều giờ liền khi học ở trường và làm bài tập ở nhà.
"Một điều rất bất thường đã xảy ra ở Đông Á trong hai thế hệ
qua về thị lực"
GS Ian Morgan
|
Chính điều này gây áp lực lên mắt, nhưng nếu có tiếp xúc khoảng
hai tới ba giờ với ánh sáng ban ngày thì sẽ có tác dụng đối trọng và giúp duy
trì cho mắt khỏe mạnh.
Các nhà khoa học tin rằng một chất hóa học có tên là dopamine có
thể đóng vai trò quan trọng. Tiếp xúc với ánh nắng làm tăng lượng dopamine
trong mắt và có thể ngăn chặn tác động biến dạng nhãn cầu mắt.
"Chúng ta đang nói về sự cần thiết cần 2-3 giờ ánh sáng
ngoài trời một ngày - không nhất thiết phải là đầy nắng, chúng tôi cho rằng ở tầm
10-20,000 lux, chúng tôi cũng không chắc về điều đó - nhưng hoàn toàn có thể đạt
được vào một ngày có mây ở Anh."
Áp lực lớn
Yếu tố văn hóa dường như cũng đóng một vai trò. Ở nhiều nơi khác
nhau tại Đông Nam Á, trẻ em thường ngủ trưa.
Theo Giáo sư Morgan các em bị lỡ mất thời gian trời sáng nhất
để có thể ngăn ngừa cận thị.
"Trẻ em Đông Nam Á bị ảnh hưởng gấp đôi", giáo sư
Morgan nói.
|
Học sinh châu Á chịu nhiều sức
ép học dài giờ trong môi trường ít ánh sáng trời
|
"Kết quả của những áp lực lớn do giáo dục và việc tạo một
ngày sinh hoạt của trẻ đó là số lượng thời gian các em ra ngoài trời hưởng ánh
sáng ban ngày bị giảm thiểu."
Một quan ngại lớn là con số học sinh bị cận thị "nặng".
Theo Giáo sư Morgan, điều này ảnh hưởng đến 10% - 20% học sinh ở các thành phố
châu Á. Nó có thể dẫn đến mất thị lực, suy giảm thị lực và thậm chí mù lòa.
"Những người này có nguy cơ đáng kể - đôi khi người ta
không được nói cho biết về nguy cơ đó và chỉ được cho đeo kính số lớn hơn - họ
cần được cảnh báo về nguy cơ này và được cung cấp ra một số biện pháp tự kiểm
tra để rồi có thể tới bác sĩ nhãn khoa và được giúp đỡ. "
Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu tin rằng yếu tố di
truyền có ảnh hưởng mạnh đến tình trạng này.
Người ta từng tin rằng dân Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và
các nước khác đặc biệt dễ bị cận thị nhưng nghiên cứu này gợi ý cho thấy một
cách nhìn khác.
Tại Singapore,
nơi một số lượng lớn người dân có nguồn gốc Trung Quốc, Malay và Ấn Độ, và tại
cả ba nhóm sắc dân này đều thấy bệnh cận thị gia tăng đáng kể.
Giáo sư Morgan nói rằng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng do
di truyền, nhưng theo ông, đó không phải là yếu tố chính.
"Bất kỳ cách giải thích đơn giản nào là do di truyền sẽ là
không phù hợp với tốc độ thay đổi: nguồn gen không thay đổi trong hai thế hệ.
"Liệu đó có phải là một hiệu ứng hoàn toàn do môi trường hoặc
một tác động môi trường đối với một bộ gen nhạy cảm, thì nó thực sự không quan
trọng, điều đã gây thay đổi không phải là gen - mà là môi trường."
Còn có thêm các bằng chứng khác về tác động của ánh sáng do các
nhà nghiên cứu Anh đưa ra.
Kathryn Saunders từ Đại học Ulster
tham gia một nhóm nghiên cứu đã so sánh cận thị ở trẻ em tại Úc và Bắc Ireland.
"Trẻ em Anh thuộc chủng tộc Âu (da trắng) có nhiều khả
năng bị cận hơn so với các trẻ em Úc da trắng", tiến sĩ Saunders nói với
BBC News.
"Chúng tôi cho rằng điều này có thể là do tác dụng bảo vệ mắt
nhờ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gia tăng tại Úc.
"Điều này đòi hỏi phải tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu,
nhưng tôi nghĩ là chúng ta sẽ muốn khuyến khích trẻ em dành nhiều thời gian ở
ngoài trời khi có ánh mặt trời chiếu sáng. Nó có lẽ sẽ không làm hại gì cho các
em."
(Theo BBC)