THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN
NĂM LẺ
BÀI ĐỌC: 1Mcb 36-37. 52-59
36 Bấy giờ ông Giu-đa và các anh em nói:
"Này, kẻ thù của chúng ta đã bị đập tan, chúng ta hãy lên thanh tẩy và
cung hiến Nơi Thánh. "37 Tất cả đoàn quân tập hợp lại và lên
núi Xi-on.
52 Ngày hai mươi lăm tháng chín -tức là tháng
Kít-lêu- năm một trăm bốn mươi tám, họ dậy sớm53 và theo như Luật
truyền, họ dâng lễ tế trên bàn thờ dâng lễ toàn thiêu họ vừa mới xây. 54
Họ đã cử hành lễ cung hiến bàn thờ giữa tiếng đàn tiếng hát, tiếng hạc cầm và
tiếng não bạt, vào đúng lúc đúng ngày trước đây dân ngoại đã làm cho ra ô uế. 55
Toàn dân sấp mặt xuống thờ lạy và chúc tụng Trời, Đấng đã giúp họ thành công. 56
Họ cử hành lễ cung hiến bàn thờ trong tám ngày liên tục, hoan hỷ dâng lễ toàn
thiêu, hy lễ hiệp thông và tạ ơn. 57 Họ lấy các triều thiên bằng
vàng và những tấm biển mà trang trí mặt tiền Đền Thờ, đồng thời cũng sửa sang
các lối ra vào, các phòng ốc và làm lại các cửa phòng. 58 Dân chúng
vui mừng khôn kể xiết và quên hẳn nỗi nhục nhằn dân ngoại đã gây ra. 59
Ông Giu-đa cùng với anh em và toàn thể đại hội Ít-ra-en quyết định là hằng năm,
trong thời gian tám ngày từ hai mươi lăm tháng Kít-lêu, phải cử hành lễ cung
hiến bàn thờ thật tưng bừng rộn rã.
ĐÁP CA:
Đ. Lạy Chúa, xin ca tụng Danh Thánh hiển vinh. (c 13b)
10b "Lạy Chúa, là Thiên Chúa Ít-ra-en tổ phụ chúng con, xin
dâng lên Ngài lời chúc tụng từ muôn thuở đến muôn ngàn đời.
11abc Lạy
Chúa, Ngài vĩ đại quyền năng, Ngài oai vệ, vinh quang, rực rỡ, vì mọi sự trên
trời dưới đất thuộc về Ngài.
11d Ngài nắm giữ vương quyền, lạy Chúa, và địa vị tối cao, vượt
trên tất cả. 12a Ngài cũng là nguồn phú quý vinh quang.
12bcd Chính Chúa làm bá chủ muôn loài: nắm trong tay dũng lực quyền
năng, nhờ tay Ngài, tất cả lớn lên và mạnh sức.
TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 10,27
Hall-Hall: Chúa nói: Chiên
của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Hall.
TIN MỪNG: Lc 19,45-48
45 Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi
những kẻ đang buôn bán46 và nói với họ: "Đã có lời chép rằng:
Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn
cướp! "
47 Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các
thượng tế và kinh sư tìm cách giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. 48
Nhưng họ không biết phải làm sao, vì toàn dân say mê nghe Người.
TA ĐƯỢC NÊN THÁNH NHỜ DỰ PHỤNG VỤ
Đức Giêsu đánh đuổi những kẻ buôn
bán ra khỏi đền thờ Giêrusalem, là Ngài đòi mọi dân phải quyết liệt dẹp bỏ mọi
lối tế tự, dù đó là Luật Môsê để thay thế bằng Phụng Vụ Ngài thiết lập (x Lc
19,45-49: Tin Mừng). Đó mới thực là thờ phượng Thiên Chúa như Ngài nói với
người phụ nữ xứ Samari: “Giờ đã đến - và
chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa
Cha trong Thần Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người
như thế” (Ga 4,23).
“Thờ Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự
Thật”: Thần Khí là Lời Chúa (x Ga 6,63), Sự Thật là Chúa Giêsu (x Ga
14,6). Đó là hai phần chính trong Hy Tế của Chúa Giêsu. Thực vậy, Giáo Lý của
Công Đồng Vat. II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 7 dạy: có 7 cách Chúa Giêsu hiện
diện trọn vẹn và thiết thực:
1. Ngài hiện diện trong Hội Thánh.
2. Ngài hiện diện trong các hoạt động Phụng Vụ.
3. Ngài hiện diện trong Hy Lễ trong con người
của thừa tác viên Linh mục.
4. Ngài hiện diện dưới hai hình Bánh - Rượu
trong Bí tích Thánh Thể.
5. Ngài hiện diện trong các Bí tích nhờ quyền
năng của Người. Vì thế, ai ban Bí tích Thánh Tẩy chính là Chúa Kitô ban.
6. Ngài hiện diện trong Lời của Người, vì chính
Người nói khi ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh.
7. Ngài hiện diện khi Hội Thánh cầu khẩn bằng
Kinh Phụng Vụ.
Do đó,
-
Phụng Vụ
ngoài Kitô giáo bản chất là trộm cướp.
-
Chỉ ai dự
Phụng Vụ của Chúa Giêsu thiết lập mới được nên Thánh.
I. PHỤNG VỤ NGOÀI KITÔ GIÁO BẢN
CHẤT LÀ TRỘM CƯỚP.
Đức Giêsu kết án người Do Thái biến
Nhà cầu nguyện của Thiên Chúa thành hang trộm cướp (x Lc 19,46: Tin Mừng), vì
phụng vụ ấy làm cho người ta mất, không ai được lợi gì. Bởi lẽ, ngoài danh Chúa
Giêsu Kitô, không danh nào ban tặng cho loài người hòng được cứu độ (x Cv 4,12).
Mà thực, Chúa Kitô chỉ cứu độ những ai liên kết với Ngài trong Hội Thánh là
Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài (x HCHT số 9). Sự liên kết này khởi đi từ Bí tích
Thánh Tẩy và hoàn hảo trong Bí tích Thánh Thể:
1/ Bí tích Thánh Tẩy tháp chúng
ta vào Chúa Giêsu như cành nho được tháp vào thân nho (x Ga 15).
Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô: “Quả thật, quả thật,tôi bảo ông: Ai không
sinh bởi nước và Thần Khí thì không thể vào được Nước Thiên Chúa” (Ga 3,5).
Bởi thế Đức Giêsu truyền lệnh cho các môn đệ đi thâu họp muôn dân vào Hội
Thánh,Ngài nói: “Chúng con hãy đi rao
giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo,ai tin cùng chịu Thanh Tẩy thì được cứu, ai
không tin sẽ bị luận tội” (Mc 16,15-16).
“Giảng
Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” có nghĩa là ai chưa được sinh lại bởi Lời
Chúa, họ chưa phải là người đúng ý Chúa muốn tạo dựng, cùng lắm kẻ ấy mới chỉ
là loài thụ tạo cao cấp nhất trong các sinh vật. Vì vậy, thánh Phaolô nói: “Con người đầu tiên là Adam, được dựng nên
thành một sinh vật” (1Cr 15,45: Bản dịch CGKPV); tác giả sách Giảng viên
còn nói: “Thiên Chúa vốn thử thách con
người, để cho nó thấy rằng: mình chỉ là thú vật mà thôi! Quả thế, con người và
thú vật đều có chung một số phận: bên này chết bên kia cũng chết” (Gv
3,18-19).
Vậy ý định muôn thuở của Thiên Chúa
là con người phải được tái sinh bởi Lời Chúa (x Gc 1,18) và bởi Chúa Giêsu Phục
Sinh (x Cv. 2,38), như thế mới thoát khỏi kiếp thú vật, trở nên người được đồng
hóa với Chúa Giêsu (x Gl 2,20).
2/ Bí tích Thánh Thể hoàn tất
cuộc tạo dựng để con người trở nên giống Thiên Chúa.
Rất nhiều người đang vất vả tìm kiếm
bánh vật chất để phục vụ thần bụng của họ (Pl 3,19), nên Đức Giêsu nói với họ:
“Hãy lao công đừng vì lương thực hư nát,
nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời, mà Con Người sẽ ban cho
các ngươi, vì chính Ngài là Đấng Cha và là Thiên Chúa đã niêm ấn. Chính Ta là
Bánh hằng sống, ai ăn Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống, bởi vì cũng như Chúa
Cha, Đấng hằng sống đã sai Ta, và Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ
sống nhờ Ta” (x Ga 6,27-58); thế nên nhờ hiệp thông Thánh Thể mà thánh
Phaolô nói: “Đấng thánh hóa là Đức Giêsu
và những người được thánh hóa cùng một nguồn gốc, cùng một xương thịt, vì thế
Ngài không hổ thẹn gọi họ là anh em” (Dt 2,11. 14).
Vậy mọi kiểu tế tự của các tôn giáo
kể cả Do Thái giáo, thực chất không có giá trị thanh tẩy tội ai, không thể làm
cho con người thoát ra khỏi kiếp thú vật để trở nên giống Thiên Chúa (x St
1,26). Hiệu quả của tế tự ngoài Kitô giáo chỉ đem lợi cho gia đình của các tư
tế được no bụng, vì lễ vật dâng ở Đền Thờ thuộc quyền tư tế sử dụng, nên “họ giả bộ đọc kinh cho dài, nuốt chửng tài
sản bà góa” (Mt 23,14). Vì lý do đó Đức Giêsu nói với các tư tế ở Đền Thờ
Giêrusalem: “Các ngươi đã biến Nhà Cha Ta
thành hang trộm cướp” (Lc 19,46: Tin Mừng). Bởi thế, Ngài đã không khoan
nhượng, không thỏa hiệp, không cào bằng Hy Tế của Ngài với mọi thể thức tế tự
khác.
Ngôn sứ Daniel cũng chứng minh được
những kẻ lợi dụng tôn giáo để biến nơi thờ phượng thành hang trộm cướp:
“Dân Babylon thờ thần Bel, thần này
dân coi là vị thần rất linh, mỗi ngày người ta dâng cho thần 12 giạ tinh bột,
40 con bò và 6 chum rượu, thần Bel nhận tất. Nhà vua cũng rất sùng bái thần,
mỗi ngày vua đều tới đền thờ lạy thần Bel. Có lần vua bảo Daniel:
-
Tại sao nhà
ngươi không bái lạy thần Bel? Daniel thưa:
-
Hạ thần
không thể thờ lạy một ông thần do tay phàm nhân làm ra. Hạ thần chỉ thờ Thần
sống. Ngài là Đấng dựng nên cả trời đất và làm Chủ trên cả mọi xác phàm. Vua
nói với Daniel:
-
Sao, ngươi
cho thần Bel không phải là thần sống ư? Ngươi lại không thấy thần Bel ăn uống
mỗi ngày sao? Daniel cười rộ và nói:
-
Tâu đức
vua,ngài lầm rồi! Vì tượng thần ấy chỉ là đất thó, bọc đồng bên ngoài, chẳng
thể nào ăn uống được.
Vua nổi giận cho triệu tập các tư tế
đến và nói với họ:
-
Các ngươi mà
không nói thật với ta ai ăn đồ cúng,thì các ngươi sẽ phải chết. Còn nếu các
ngươi chứng minh rằng thần Bel linh thiêng, ăn hết đồ cúng mỗi ngày, thì Daniel
sẽ phải đền mạng, vì y đã lộng ngôn xúc phạm đến thần Bel. Daniel thưa:
-
Xin y theo
lời ngài nói.
Các tư tế thờ thần Bel gồm 70 người,
không kể vợ con của họ. Vua cùng Daniel vào đền thờ thần Bel, các tư tế đến tâu
với vua:
-
Này các bầy
tôi đây xin rút lui ra ngoài hết, còn ngài, tâu đức vua, xin ngài cho để thức
ăn và rượu lên tế đàn, đoạn ngài đóng cửa và đóng ấn niêm phong, sáng mai ngài
đến, nếu ngài không thấy thần Bel ăn thì chúng tôi xin chịu tội! Bằng không thì
chính Daniel phải chết, vì hắn đã vu oan cho chúng tôi.
Thế là mọi người đều ra khỏi đền
thờ, riêng Daniel đi sau chót và, đã bí mật rắc tro dưới gầm bàn thờ.
Khi mọi người đã ra khỏi đền thờ,
vua đóng cửa và niêm phong.
Sáng hôm sau, vua quan, các tư tế,
dân chúng, và cả Daniel đã có mặt tại cửa đền thờ, ai cũng thấy cửa đền còn niêm
ấn, khi cửa đền được mở ra, mọi người nhìn lên tế đàn thì,các lễ vật đặt trên
đó đã hết sạch! Vua òa lên khóc cho số phận Daniel vì phải đền mạng! Rõ ràng là
thần Bel đã nhận hết lễ vật. Nhưng Daniel nói với vua:
-
Xin đức vua
đừng cho ai vào đền thờ, chỉ mình ngài vào và nhìn xuống dưới gầm tế đàn.
Khi vua đi vào và nhìn thì, hỡi
ôi,nhiều dấu chân lớn nhỏ còn để lại trên lớp tro. Thế là vua đã theo các dấu
chân ấy lần xuống một đường hầm bí mật thông từ gầm tế đàn về tới nhà vợ con
các tư tế! Chính nhờ đường hầm này, họ đã biến đền thờ thành hang trộm cướp. Vua
thịnh nộ sai giết hết các tư tế và vợ con của họ. Còn tượng thần Bel trao cho
Daniel đem phá hủy hoặc làm gì tùy ý” (x Dn 14,1-22).
Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh,một vị sư
nổi tiếng ở hải ngoại,trong một lần thuyết pháp, Thượng Tọa có kể câu chuyện:
“Lần kia ác thần Mara đến thăm đức Phật, ngài
hỏi:
-
Sao bạn, kỳ
này làm ăn có khấm khá không? Mara gắt lên:
-
Khá thế nào
được. Lúc nào tôi cũng bực tức: Nói thì phải nói dối, làm thì phải làm ác hại
kẻ khác, lại còn phải nghe đầy tớ của tôi cứ hay bàn về chuyện nhân ái, tha thứ
yêu thương, làm tôi muốn điên tiết lên! Tôi chỉ ước sớm ngày nào thoát ra khỏi
kiếp này để được làm Phật như ông!
Nghe Mara
than trách thế, đức Phật rất cảm thông, ngài nói:
-
Bạn tưởng
tôi làm Phật sung sướng lắm sao? Các đồ đệ của tôi lợi dụng tôi xây chùa, tạc
hình tôi cho chúng sinh cúng bái, khuyến khích chúng sinh dâng nhiều lễ vật:
nào gà, nào xôi, nào trái cây đủ loại và nhiều món khác v. v… Tôi đâu có dùng
những thứ đó, nên sau lễ, mấy vị chủ trì chùa vơ hết những lễ phẩm đưa về phòng
hưởng dùng, như thế họ lợi dụng tôi mà trở nên giàu có, còn tôi chỉ hít khói
nhang đen nghẹt mũi, thâm môi, sạm mặt! Bởi vậy, nếu bạn biết làm Phật như thế
thì tôi tin chắc bạn sẽ từ chối.”
II- CHỈ AI DỰ PHỤNG VỤ CHÚA
GIÊSU THIẾT LẬP MỚI ĐƯỢC NÊN THÁNH.
Thực vậy, nếu Chúa Giêsu cứ để cho
người ta đến Giêrusalem dâng chiên cừu bò lừa và cầu xin Chúa độ ơn theo ý
người dâng lễ vật, thì không khác gì cách tế tự nơi các chùa chiền mà vị sư
Thích Nhất Hạnh mới chia sẻ như trên, hoặc như dân ngoại dâng lễ tại đền thờ
thần Bel. Xưa kia, thời vua Antiôkhô đã biến đền thờ Giêrusalem thành nơi tế tự
cho các ngẫu tượng, nên làm hoen ố Đền Thờ, và khi vua cùng với đồng bọn bị
đánh bại, thì “ông Giuđa và các anh em
nói: “Này, kẻ thù của chúng ta đã bị
đập tan, chúng ta hãy lên thanh tẩy và cung hiến nơi thánh.” Họ cử hành lễ cung
hiến bàn thờ trong tám ngày liên tục, họ lấy các triều thiên bằng vàng và những
tấm biển mà trang trí mặt tiền Đền Thờ, đồng thời cũng sửa sang các lối ra vào,
các phòng ốc và làm lại các cửa phòng” (x 1Mcb 4,36. 56-57: BĐ năm lẻ).
Sự kiện lịch sử ấy là dấu chỉ về
Chúa Giêsu vào ngày thứ tám (Chúa nhật), sau khi Ngài từ cõi chết sống lại,
Ngài hoàn tất Phụng Vụ của Ngài để thay thế cho phụng vụ Do Thái giáo, và trang
hoàng Đền Thờ của Ngài là những Kitô hữu (x 1Cr 3,16) bằng các ơn thánh như
nguồn suối tuôn trào ơn cứu độ xuất phát từ Đền Thờ (x Ed 47). Giá trị này còn
hơn vàng bạc châu ngọc mà ông Giuđa đã dùng để trang trí đền thờ Giêrusalem. Đặc
biệt nhờ Hy Tế của Chúa Giêsu, tâm hồn ta hoàn toàn được thanh tẩy tội lỗi qua
dấu chỉ trong thị kiến Chúa bảo ông Gioan: "Hãy đi lấy Cuốn Sách mở sẵn trong tay Thiên thần
đang đứng trên biển và đất. " Tôi đến gặp Thiên thần và xin người cho tôi
Cuốn Sách nhỏ. Người bảo tôi: "Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng
ngươi ụa đắng,nhưng trong miệng ngươi, nó sẽ ngọt ngào như mật ong. ” (Kh 10, 8-9: BĐ năm chẵn –Bản dịch NTT).
“Bụng
ụa đắng” tức là nhờ Lời Chúa và nhờ Chúa Giêsu ta được thanh tẩy và “miệng ta ngọt ngào như mật ong.” Thế nên
ngôn sứ Isaia nói: “Chúa đã ban cho tôi
miệng lưỡi đã được huấn luyện,để tôi biết dùng lời nói mà nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.
Mỗi sáng Ngài đánh thức tôi, Ngài thức tỉnh tai tôi để nghe Lời Ngài giáo huấn”
(Is 50,4). Nhờ vậy ta cất lời cầu nguyện: “Lạy
Chúa, con cảm thấy Lời Ngài đã hứa ngọt ngào hơn mật ong trong miệng” (Tv 119/118,103: ĐC năm chẵn).
Bởi thế mà Đức Giêsu vào đền thờ
Giêrusalem quyết liệt xua đuổi hết bọn buôn bán ra, rồi dành lấy Đền Thờ giảng dạy
hằng ngày, mới đúng là nơi dân Chúa đến khẩn cầu (x Lc 19,47-48: Tin Mừng). Cũng
vì vậy mà Giáo Huấn của Công Đồng Vat. II trong Hiến Chế Phụng Vụ số 24 và số
52 dạy: “Bài giảng trong Thánh Lễ phải
dựa vào các Bài đọc Hội Thánh đã chọn, từ đó rút ra những mầu nhiệm Đức Tin và
các Quy Tắc cho đời sống Kitô hữu trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ”, để nhờ
Lời Chúa trong Phụng Vụ xua đuổi mọi thói xấu, mọi tội lỗi ra khỏi Đền Thờ tâm
hồn người Kitô hữu. Vì Lời Chúa Giêsu phải được tìm thấy trong Phụng Vụ của Hội
Thánh, nên khi vị thượng tế Caipha tra hỏi Đức Giêsu về Giáo Lý Ngài giảng dạy,
thì Ngài trả lời: “Tôi đã nói công khai
trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy
trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do Thái tụ họp. Tôi không hề
nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì” (Ga
18,19-21). Và chính Đức Giêsu cũng đã xác định: “ Ai nghe lời môn đệ tôi giảng dạy, người ấy đã nghe Lời tôi. Ai khước
từ môn đệ tôi là loại trừ tôi và khước từ Đấng đã sai tôi” (x Lc10,16 ). Do
đó, ai đến nghe Lời Chúa khi Hội Thánh cử hành Phụng Vụ, thì người ấy đã được
trực tiếp nghe Chúa Giêsu giảng dạy (x Dt 1,1-2), và Chúa Giêsu chỉ chăm sóc
những ai nghe Lời Ngài qua Phụng Vụ của Hội Thánh, Ngài gọi họ là chiên của
Ngài, như Ngài đã nói: “Chiên của tôi thì
nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10,27:Tung Hô Tin
Mừng). vì “chính Chúa làm bá chủ muôn loài, nắm trong tay dũng lực quyền năng, nhờ
tay Ngài tất cả đều lớn lên và mạnh sức. Lạy Chúa, xin ca tụng Danh Thánh vinh
hiển” (1Sb 29,12-13: ĐC năm lẻ).
THUỘC LÒNG
Chúa Giêsu trách: “Nhà Cha Ta là Nhà cầu nguyện thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt
của bọn cướp!” (Lc 19,46b)
Lm GIUSE ĐINH QUANG THỊNH