LỄ CÁC THIÊN THẦN BẢN MỆNH
Lược sử
Có lẽ không khía cạnh
đạo đức nào của Công Giáo an ủi các phụ huynh cho bằng sự tin tưởng rằng thiên
thần sẽ bảo vệ con cái họ khỏi những nguy hiểm dù có thực hay tưởng tượng.
Nhưng thiên thần bản mệnh không chỉ dành riêng cho các em.
Vai trò của các ngài
là thay mặt cho mỗi cá nhân trước mặt
Thiên Chúa, luôn luôn trông chừng họ, giúp
họ cầu nguyện và đưa linh hồn họ lên với
Chúa vào giờ lâm tử.
Quan niệm về thiên thần bản mệnh-được chỉ định để hướng dẫn và trông coi mỗi
người-
Việc sùng kính các thiên thần được
bắt đầu khi truyền thống đan viện khai sinh.
Suy niệm 1: Mỗi cá
nhân
Vai trò của các ngài là thay mặt cho mỗi cá nhân trước mặt Thiên Chúa, luôn
luôn trông chừng họ, giúp họ cầu nguyện và đưa linh hồn họ lên với Chúa vào giờ
lâm tử.
Trong xã hội văn minh hiện nay, xuất hiện sự kiện các vệ sĩ luôn sát cánh
với các thân chủ nhằm bảo vệ họ. Và dĩ nhiên các thân chủ này là các nhân vật
đặc biệt hoặc có kinh tế dồi dào để hậu đãi bằng lương bỗng cho các người cận
vệ này.
Điểm này cho thấy tình thương vô biên của Thiên Chúa, khi Người bố trí cho
mỗi cá nhân không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo hoặc sang hèn đều có một thiên
thần bản mệnh hằng sát cánh như hình với bóng mọi nơi và mọi lúc cho đến lúc
lìa đời, mà không phải bận tâm đến lương bỗng.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con biết dâng lời cảm tạ Chúa vì ân huệ quý báu và nhưng không này.
Suy niệm 2: Trông
chừng
Vai trò của các ngài là thay mặt cho mỗi cá nhân trước mặt Thiên Chúa, luôn
luôn trông chừng họ, giúp họ cầu nguyện và đưa linh hồn họ lên với Chúa vào giờ
lâm tử.
Để thực thi nhiệm vụ trông chừng và bảo vệ thân chủ, người vệ sĩ thường sử
dụng các phương tiện vật chất chẳng hạn dao, súng, hoặc khả năng võ thuật, thậm
chí cả thân xác họ khi cần thiết, vì địch thủ đối phó là những con người bằng
xương bằng thịt.
Với thiên thần bản mệnh, khí giới các ngài dùng thì mang tính thiêng liêng
là ánh sáng soi dẫn từ Lời Chúa, là tiếng nói lương tâm dịu dàng mà cương
quyết, nhưng lại không cưỡng ép mà vẫn tôn trọng quyền tự do đón nhận hay khước
từ của thân chủ, vì địch thủ là ma quỷ vô hình.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con cố gắng luôn vâng nghe theo lời chỉ dạy của thiên thần bản mệnh kẻo
phụ lòng ngài.
Suy niệm 3: Linh hồn
họ
Vai trò của các ngài là thay mặt cho mỗi cá nhân trước mặt Thiên Chúa, luôn
luôn trông chừng họ, giúp họ cầu nguyện và đưa linh hồn họ lên với Chúa vào giờ
lâm tử.
Một sự khác biệt căn bản cần ghi nhận: người vệ sĩ bảo vệ thân chủ mình xét
về phương diện thể xác không bị thương tích hoặc bị tử vong. Chính vì thế vũ
khí sử dụng mang tính vật chất.
Còn thiên thần bản mệnh có nhiệm vụ trông chừng thân chủ mình xét về lãnh
vực linh hồn, để cho tâm hồn luôn được trong trắng không nhuốm vết nhơ tội lỗi,
do các việc làm hoặc lời nói và tư tưởng xấu xa trái luật Chúa và Giáo Hội.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con biết quan tâm đến sự sống phần hồn hơn phần xác.
Suy niệm 4: Thiên
thần bản mệnh
Quan niệm về thiên thần bản mệnh-được chỉ định để hướng dẫn và trông coi
mỗi người.
Xã hội loài người thường duy trì thứ bậc cao thấp, lớn nhỏ, vì thế cũng
thường chấp nhận thực trạng tôi tớ thì tùng phục chủ nhân. Nhưng trong vườn nho
của Chúa thì không thế. Thiên thần bản mệnh vốn từ trời đến, với sứ mệnh trông
coi phàm nhân lại đóng vai trò phục vụ thân chủ của mình.
Một đường lối đảo ngược mà Đức Giêsu đã khẳng định và nêu gương sống:
"Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người
làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai
muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu
anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được
người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn
người" (Mt 20,25-28).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con theo gương Chúa để biết phục vụ lẫn nhau (Ga 13,14).
Suy niệm 5: Hướng
dẫn
Quan niệm về thiên thần bản mệnh-được chỉ định để hướng dẫn và trông coi
mỗi người.
Người vệ sĩ khi thi hành sứ mạng thì thường đóng vai chủ động và tích cực,
còn thiên thần bản mệnh xem ra giữ vị trí thụ động hơn, nghĩa là chỉ nhằm hướng
dẫn và chỉ đạo, chính thân chủ mới lá người đưa ra quyết định và hành sự, dầu
hậu quả thế nào đi nữa.
Vì thế một thân chủ khôn ngoan cần thiết phải đón nhận những lời vàng ngọc
của thiên thần bản mệnh, và đồng thời phải tự biết bảo vệ mình bằng những vũ
khí thiêng liêng: Lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính,
chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc
là đức tin, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức
là lời Thiên Chúa (Ep 6,11-17).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con biết chăm lo phần rỗi linh hồn mình, vì chính chúng con là người lãnh
trách nhiệm trực tiếp.
Suy niệm 6: Sùng
kính
Việc sùng kính các thiên thần được bắt đầu khi truyền thống đan viện khai sinh. Thánh Bênêđích là người thúc đẩy mạnh
và Thánh Bernard Clairvaux, người cải cách mạnh mẽ của thế kỷ 12, thường nói
nhiều về các thiên thần bản mệnh, nhờ đó sự sùng kính các thiên thần được hình
thành cho đến ngày nay. Ngày lễ kính các thiên thần bản mệnh được cử hành đầu
tiên vào thế kỷ 16. Vào năm 1615, Đức Giáo Hoàng Phao-lô V đã đưa lễ này vào
niên lịch Công Giáo Rôma.
Sự sùng kính các thiên thần, trên căn bản, là sự bày tỏ đức tin nơi tình
yêu vô tận của Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài đối với mỗi người chúng ta
mọi ngày cho đến khi chết. Quan niệm về thiên thần bản mệnh là sự triển khai của
học thuyết và lòng sùng mộ Công Giáo được dựa trên Kinh Thánh nhưng không trực
tiếp xuất phát từ đó. Lời của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Mátthêu 18,10 hỗ trợ cho
sự tin tưởng này: "Hãy cẩn thận, đừng khinh miệt những người bé nhỏ này,
vì Ta bảo thật cho các ngươi, thiên thần của họ ở thiên đàng luôn nhìn đến Cha
Ta”.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp
chúng con hằng cầu xin: "Xin thiên thần dẫn đưa linh hồn ông/bà vào thiên
đàng; xin các thánh tử đạo đón nhận ông/bà và đưa ông/bà vào thành thánh
Giêrusalem mới và vĩnh cửu" (Nghi Thức An Táng).