GIÁO DỤC _ làm sao cho trẻ hoạt bát

LÀM SAO CHO TRẺ
HOẠT BÁT, LẠC QUAN,
PHÓNG KHOÁNG
Những đửa trẻ hoạt bát phóng khoáng tư duy rất nhanh nhạy. Tính cách lạc quan, khoáng đạt, luôn cảm thấy hứng thú đối với cái mới, và cũng thích ứng nhanh với hoàn cảnh mới. Những đửa trẻ như thế được mọi người yêu quý, quan hệ với bạn bè cũng tốt, vậy cha mẹ làm thế nào để giáo dục tính hoạt bát cho trẻ?
Một là, dân chủ trị gia (tạo không khí bình đẳng trong gia đình), cha mẹ có tác phong dân chủ bình đẳng, tâm lý con cái không chịu sự gò bó nên có thể dễ dàng hình thành không khí gia đình vui vẻ thoái mái. Đứa trẻ được sống trong một không khí gia đình thoải mái như thế sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, thích nói chuyện và giao tiếp với cha mẹ, nên dễ hình thành tính cách hoạt bát, thoải mái.
Hai là, đi sát với thực tế khi kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ phải căn cứ vào trình độ thực tế và đặc điểm của con mình để có một kỳ vọng hợp lý ở trẻ. Một kỳ vọng thích đáng sẽ làm trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ, nhưng một sự kỳ vọng mù quáng sẽ dễ trở thành áp lực, làm xấu đi tính cách ở trẻ. Có một cô bé 6 tuổi đang ngồi làm bài tập, bỗng nhiên hỏi mẹ: “Con làm sai bài tập, mẹ có giết con không?” Tại sao trẻ lại có những ý nghĩ như vậy? Cô bé này vốn rất ngây thơ hoạt bát, nhưng lịch học quá dày, cùng đống bài vở cao như núi đã làm em nảy sinh sự sợ hãi với cuộc sống, dẫn đến tình trạng nằm ngủ cũng mơ thấy có người giết mình vì mình không làm đúng bài tập. Có thể thấy, những kỳ vọng không thích đáng sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ, làm trẻ từ lạc quan chuyển thành tự ti, từ ngây thơ trở nên u tối.
Ba là, bản thân cha mẹ cũng phải lạc quan vui vẻ, tinh thần, tính cách và cách đối nhân xử thế của cha mẹ không những ảnh hưởng trực tiếp đến không khí trong gia đình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý trẻ. Bản thân cha mẹ cũng nên sống lạc quan, khoáng đạt, nói chuyện sinh động hài hước, cố gắng tránh tỏ ra ưu phiền, buồn bã, hay có những biểu hiện tinh thần không tốt trước mặt trẻ.
Bốn là, tạo ra cơ hội để trẻ nói nhiều, hoạt động nhiều, giao tiếp nhiều với bạn bè. Cha mẹ có thể để trẻ kể về chuyện sinh hoạt ở trường, để trẻ tự làm một số việc như đi mượn đồ hay kể chuyện cho người khác, để trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí, bồi dưỡng hứng thú ở trẻ trên nhiều phương diện. Trong quá trình giao lưu với bạn bè cùng tuổi, có thể những ý kiến trẻ đưa ra sẽ được bạn bè chấp nhận và thực thi, nên việc giao lưu là rất có ích đối với việc hình thành tính cách hoạt bát, vui vẻ cho trẻ.
Nguyễn Hương (st)