Đôi Bàn Tay
Một giáo sư lớp xã hội học đưa các sinh viên thực tập tới khu ổ chuột Baltimore để làm hồ sơ lý lịch cho 200 bé trai. Qua các câu hỏi để làm bảng lượng giá về tương lai các em.
20 năm sau, một giáo sư xã hội học khác tình cờ đọc qua bản nghiên cứu trước đây tại trường. Ông cho các sinh viên của mình tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra cho những bé trai này. Sau khi nghiên cứu, các sinh viên thấy: trừ 20 đã đi nơi khác hay đã chết, có tới 176 trong số 180 em còn lại đã thành đạt, trở nên những luật sư, bác sĩ và thương gia. Giáo sư rất ngạc nhiên và quyết định tìm hiểu vấn đề sâu xa hơn. Mọi người đều trả lời trong xúc động: “chúng tôi đã thành công nhờ tình thương của một người thầy. Người thầy đó bây giờ vẫn còn sống, giờ đã là một bà lão, tuy già nhưng bà vẫn còn minh mẫn”.
Giáo sư hỏi bà đã dùng phương thức thần diệu nào để kéo những bé trai đó ra khỏi ổ chuột và đạt được thành công như vậy. Đôi mắt bà lão sáng lấp lánh với nụ cười trên môi, bà nói: “thật đơn giản, tôi đã yêu thương chúng bằng chính đôi bàn tay này –
Bà xòe đôi bàn tay chai sần và đầy gân guốc của mình – tôi đã cầm tay từng cháu và dạy cháu những điều cháu sẽ phải biết.
Tôi đã dạy các cháu về sự tuyệt diệu của sách vở.
Lấy sách vở làm khí giới, coi ngu dốt là thù địch, lấy văn minh nhân loại làm cuộc tri hoan.
Hãy biết trân trọng từng giá trị trong cuộc sống.
Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều đẹp, không có gì xấu hổ cho bằng nghề trộm cắp và gian dối.
Tôi đã cho bọn chúng thấy nhân loại có thể nghèo về vật chất, nghèo về tiện nghi, nghèo về trí thức nhưng không bao giờ nghèo về tấm lòng và tình thương. Chính sức mạnh của tình yêu, của tình người, của nhân loại đã giúp chúng vươn lên và tình yêu đó có từ đôi bàn tay này.
Mộng Tuyền (st)